Trang chủ Luận bàn - Phản biện Xung quanh bản án dành cho Đoàn Thị Hương

Xung quanh bản án dành cho Đoàn Thị Hương

170
0

Hết sức bất ngờ và có phần kịch tính. Đó là điều chúng ta dễ thấy trong phiên toà sáng nay đối với Đoàn Thị Hương. Bản án 3 năm 4 tháng tù giam gần như khiến cho nhiều người Việt quan tâm tới Hương vỡ oà.

Nhiều người cũng hiểu rằng, để có được điều đó, Hương phải cảm ơn giới chức trong nước. Bởi không có họ can thiệp thì Hương sẽ khó thoát khỏi cáo buộc tội giết người…

Trở lại với những động thái của giới chức Vn để Hương có được bản án nhẹ nhàng, Zing.vn đã viết: “Sau phán quyết trả tự do cho nghi phạm Indonesia, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long chiều 12/3 đã gửi thư cho Tổng Chưởng lý Malaysia để đề nghị xem xét trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Bộ trưởng đề nghị Tổng chưởng lý Thomas xem xét trên cơ sở đối xử pháp luật công bằng, phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đối tác chiến lược giữa hai nước.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp Malaysia cũng đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương. Đến dự phiên tòa ngày 14/3 của Đoàn Thị Hương có phái đoàn của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia dẫn đầu là Đại sứ Lê Quý Quỳnh. Đại sứ đã bày tỏ sự tiếc nuối khi tòa chưa thể trả tự do cho Hương trong ngày 14/3. Ông khẳng định đại sứ quán và chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục yêu cầu phía Malaysia đối xử công bằng với Đoàn Thị Hương và thả cô ấy càng sớm càng tốt.

Trả lời họp báo ngày 28/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ công dân đối với công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ lãnh sự pháp lý ở mức cao nhất để đảm bảo công dân Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do“.

Xung quanh bản án dành cho Đoàn Thị Hương

Trong đoạn bài báo trên, có thể thấy người đầu tiên lên tiếng là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ông Bộ trưởng tư pháp này đã gửi thư cho Tổng Chưởng lý Malaysia để đề nghị xem xét trả tự do cho Đoàn Thị Hương vào chiều 12/3 sau khi toà án tại Malaysia phán quyết trả tự do cho nghi phạm Indonesia, cô Siti Aisyah, phụ nữ Indonesia đồng bị cáo trong nghi án ám sát Kim Jong Nam, được tự do ngày 11/03/2019.

Điều đáng nói là giới chức Indonexia hầu như không có một can thiệp nào để công dân của họ, cô Siti Aisyah được tự do. Họ phó thác và tôn trọng luật pháp của Malaysia. Đó cũng là lí do giải thích tại sao VN chỉ giúp đỡ Đoàn Thị Hương về luật sư bào chữa mà không can thiệp quá sớm… Bởi đó là vấn đề ngoại giao và cao hơn là vấn đề thể diện, uy tín Quốc gia.

Nhưng đến khi, Toà án Malaysia trả tự do cho công dân Indonexia thì mọi sự thay đổi. Hai người (cô Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương có cùng cáo buộc), cô Siti Aisyah được trả tự do thì đương nhiên Đoàn Thị Hương cũng có thể…

Trên nền tảng suy luận đó nên sau bức thư cho Tổng Chưởng lý Malaysia để đề nghị xem xét trả tự do cho Đoàn Thị Hương vào chiều 12/3 của Bộ trưởng tư pháp Lê Thành Long, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp Malaysia cũng đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng sau đó cũng khẳng định chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ công dân đối với công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương….

ĐÓ là những động thái dễ hiểu, và hoàn toàn đúng luật của Việt Nam. Còn trước đó thì sẽ không ai dám nói chuyện gì ngoài sự thương cảm cho Đoàn Thị Hương.

Nói ra điều này, Mõ muốn nói với những cái đầu u tối rằng, quan hệ ngoại giao không phải là cái chợ trời mà ai mua bán, thoả thuận đều được. Nó có những nguyên tắc mà muốn vượt qua nó, chúng ta cần có những bệ đỡ. Và trong vụ việc Đoàn Thị Hương, việc giới chức Malaysia trả tự do cho công dân Indonexia trở thành cái bệ đỡ không thể tốt hơn…

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây