Việc Quỹ Phan Chu Trinh tuyên bố ngưng hoạt động vào ngày 20/02/2019, bên cạnh luồng phản ứng của giới zân chủ, bất mãn đã liên hệ sự kiện này với vụ ông Chu Hảo bị kỷ luật Đảng, công kích tình hình tự do ngôn luận, tự do học thuật ở Việt Nam hoặc kêu gọi độc giả không tuân thủ pháp luật thì cũng nổi lên luồng phản ứng công kích chính những người khởi xướng và chấm dứt hoạt động của quỹ này. Loa Phường xin dành 2 kỳ để mổ xẻ 2 dòng phản ứng này cũng như căn nguyên của nó:
******
Qua tìm hiểu, được biết năm 2006, một số cựu cán bộ liên quan đến Viện IDS – như Nguyễn Thị Bình, Chu Hảo, Nguyên Ngọc… – đã thành lập Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, đến năm 2008 đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Mục đích công khai của quỹ là “góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21”, theo con đường mà ông Phan Chu Trinh đã chọn. Sau đó, nhóm sáng lập viên tiếp tục thành lập và điều hành một số tổ chức khác – như Đại học Phan Chu Trinh, Viện Phan Chu Trinh, Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Văn đoàn Độc lập… Trong đó, Diễn đàn Xã hội Dân sự công khai đặt mục tiêu “góp phần thay đổi chế độ chính trị” của Việt Nam. Các nhóm Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Văn đoàn Độc lập đã soạn hoặc đăng nhiều tài liệu có nội dung công kích thể chế, chủ xướng “thân Mỹ thoát Trung, chống cộng”.
Tháng 10/2018, ông Chu Hảo bị kỷ luật Đảng với hình thức khai trừ, do vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng một cách liên tục và có hệ thống trong 13 năm, tính từ năm 2005. Những vi phạm của ông Chu Hảo có nhiều điểm liên quan đến sinh hoạt của các tổ chức vừa kể. Sau đó, ông Hảo cũng ngưng giữ chức Giám đốc NXB Tri thức.
Ngày 20/02/2019, bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Phan Chu Trinh, đã ký một thông báo về việc quỹ này ngưng hoạt động. Thông báo này được đăng trên trang Vietstudies vào ngày 22/02, và đăng trên các website, blog, trang cá nhân… liên quan đến Diễn đàn Xã hội Dân sự một ngày sau đó. Ngay trong ngày 23, dư luận phi chính thống đã liên hệ việc ông Chu Hảo bị kỷ luật với việc Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh ngừng hoạt động, và bình luận về chủ đề này theo hai hướng.
Trong hướng thứ nhất, họ tận dụng vụ việc để tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang ngăn cấm quyền tự do ngôn luận, tự do học thuật, tấn công giới trí thức Việt Nam… Nhìn chung, hướng tuyên truyền này đưa ra các thông điệp tương tự lần ông Chu Hảo bị kỷ luật.
Trong hướng thứ hai, họ công kích cách thức hoạt động và khuynh hướng chính trị của nhóm trí thức điều hành Quỹ Phan Chu Trinh. Cụ thể, Nguyễn Trang Nhung viết rằng qua vụ việc này, có thể thấy những người đứng đầu Quỹ Phan Chu Trinh, “nhất là bà Nguyễn Thị Bình”, đã không có đủ sự “quyết tâm” và “bền chí” để đi lâu dài trên con đường khai dân trí. Nhung cũng lưu ý rằng bà Bình đã không lên tiếng khi ông Chu Hảo bị kỷ luật Đảng và bị công kích trên truyền thông. Cuối bài, Nhung viết rằng “những người trẻ” sẽ phải đi tiếp con đường của Phan Chu Trinh, nhưng cần “bền chí và kiên gan hơn” thế hệ đi trước. Đi xa hơn, Phạm Đoan Trang tuyên bố rằng vụ việc này cho thấy “những nỗ lực hoạt động dân sự, civil society, NGO… mà phải theo tinh thần ‘dựa trên luật pháp Việt Nam’, hay nói thẳng ra là phải đăng ký với nhà nước, là con đường đi vào ngõ cụt”. Trang gọi Quỹ Phan Chu Trinh nói riêng, và trí thức Việt Nam nói chung, là hạng “phò chính thống”, “hèn”, “không hề có tư tưởng chống độc tài, giành lấy tự do, xây dựng dân chủ”, vì họ “chỉ làm những việc mà độc tài cho phép”. Bài viết của Trang nhận được comment ủng hộ của nhiều gương mặt bất mãn – như Lê Dũng Vova, Hoàng Thành, Ngô S. Đồng Toản,… Hoàng Huy Vũ kêu gọi “vạch mặt” các thành phần trí thức “đi hai hàng”, và được Đoan Trang hưởng ứng. Nguyễn Vi Yên viết bài tri ân Quỹ Phan Chu Trinh, nhưng im lặng trước làn sóng “đấu tố” của Đoan Trang.
(Còn nữa)
Nguồn: Loa Phường