Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cộng Đồng Mạng Lề Trái Lại “Phát Sốt” Về Dự Án Cao...

Cộng Đồng Mạng Lề Trái Lại “Phát Sốt” Về Dự Án Cao Tốc Bắc Nam

0
0

Những ngày gần đây, thông tin Chính phủ đang chuẩn bị cho đấu thầu quốc tế dự án Cao tốc Bắc Nam đã được Quốc hội thông qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Nhiều ý kiến của các chuyên gia bày tỏ sự lo lắng nếu Trung Quốc trúng thầu dự án nhiều chục tỷ đô này (theo như nghiên cứu của Tổ chức JICA – Nhật Bản thì tổng mức đầu tư của dự án ít nhất là 50 tỷ đô la Mỹ) thì viễn cảnh của tuyến đường sắt Cát Linh, Hà Đông sẽ tiếp diễn. Điều này không phải là không có lý khi trên thực tế, năng lực của các nhà thầu Trung Quốc trong nhiều công trình ở Việt Nam ngoài dự án đường sắt nói trên đã được chứng minh. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi đấu thầu và kết quả chưa biết ra sao thì nhiều đối tượng, trang mạng đã đăng tải thông tin thất thiệt cho rằng nhà thầu Trung Quốc đã chiến thắng và Bộ máy trong Chính phủ Việt Nam đã đi đêm với những nhà thầu này. Thậm chí, trên trang blog Tễu của Nguyễn Xuân Diện còn đăng tải nguyên một bài tuyên bố của một người có tên TS Nguyễn Ngọc Chu với lời lẽ hết sức thóa mạ Bộ Giao thông vận tải mà trực tiếp là Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Bên cạnh blog Tễu còn nhiều trang mạng như Dân làm báo, SBNT TV, BOXITE.VN… đều đăng tải những thông tin xuyên tạc về sự kiện này.

Cộng Đồng Mạng Lề Trái Lại “Phát Sốt” Về Dự Án Cao Tốc Bắc Nam

Một phần của Dự án cao tốc Bắc Nam (ảnh: Intenet)

Cách đây không lâu, Cổng thông tin của Bộ Giao thông vận tải đăng tải thông tin buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ này Nguyễn Văn Công với Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) Nghiêm Giới Hòa. Tại buổi làm việc này, ông Nghiêm Giới Hòa gợi ý, với Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông của Việt Nam có thể đầu tư theo hình thức EPC hoặc BTO. Với hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, công nghệ và thi công) do một chủ thể thực hiện và chính quyền giám sát. Còn với hợp đồng BTO (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh), sẽ gắn trách nhiệm của chủ thể đầu tư trong xây dựng và duy tu. Như vậy, thông tin mới chỉ dừng lại ở vấn đề làm việc giữa hai bên và vấn đề nhà thầu Trung Quốc gặp gỡ, tiếp xúc lãnh đạo của Bộ Giao thông vận tải là hết sức bình thường. Bởi vì nếu là đấu thầu tự do thì sự gặp gỡ công khai đó là không khó để lý giải. Mặt khác, nhà thầu Trung Quốc mới chỉ đề nghị tham gia đấu thầu chứ phía Việt Nam chưa hề có một phát ngôn công khai nào thể hiện sự đồng ý theo phương án chỉ định thầu nên chưa thể kết luận bất cứ vấn đề gì ở đây.

Sự việc đơn giản chỉ có như thế cớ sao nhiều trang mạng lề trái đăng tin cố tình bịa đặt, gán ghép lập lờ đánh lận con đen cho rằng Chính phủ đã đồng ý cho Trung Quốc vào xây dựng ở nước ta? Hẳn ý đồ không hề tốt đẹp gì. Bởi vì nếu công minh, lo cho dân, cho nước và bản thân là chuyên gia thì nên đăng đàn bày tỏ ý kiến một cách công khai, minh bạch chứ không phải đơm đặt câu chữ để cố tình xuyên tạc sự thật như vậy. Đây là sự việc trọng đại của quốc gia nên khi quyết định đưa ra đấu thầu, Chính phủ sẽ nghiên cứu rất kỹ. Khi có nhà thầu, việc quản lý tiến độ, chất lượng công trình như thế nào còn quan trọng hơn rất nhiều vì không thiếu những bài học xương máu chỉ ra cho chúng ta thấy sự yếu kém trong công tác quản lý của chúng ta. Đó mới là vấn đề cần phải bàn. Còn nếu cố tình gán ghép yếu tố Trung Quốc vào đây để xuyên tạc thì mãi mãi những trang mạng đó, con người đó không thể có mục đích tốt đẹp như cái mà chúng đang ngày đêm hô khẩu hiệu được.

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây