Ngày 23/02/2019, một tổ chức liên quan đến nhóm trí thức bất mãn trong Diễn đàn Xã hội Dân sự, là Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, đã tuyên bố ngưng hoạt động. Khi sự kiện này diễn ra, nhiều người đã liên hệ nó với việc ông Chu Hảo bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hồi cuối tháng 09/2018. Do nhóm trí thức điều hành Quỹ Phan Chu Trinh, và những cuốn sách truyền bá tư tưởng chính trị phương Tây mà họ hỗ trợ in ấn, từng có vai trò dẫn dắt dư luận phi chính thống ở Việt Nam; nhiều bộ phận của dư luận này đã bày tỏ sự tiếc nuối sau khi đọc thông báo ngưng hoạt động. Ở chiều ngược lại, Phạm Đoan Trang và nhiều gương mặt chống đối cực đoan khác đã viết bài công kích cách hoạt động và khuynh hướng chính trị của Quỹ Phan Chu Trinh. Trang tuyên bố rằng vụ việc này cho thấy “những nỗ lực hoạt động dân sự, civil society, NGO… mà phải theo tinh thần ‘dựa trên luật pháp Việt Nam’, hay nói thẳng ra là phải đăng ký với nhà nước, là con đường đi vào ngõ cụt”. Trang cũng gọi Quỹ Phan Chu Trinh nói riêng, và trí thức Việt Nam nói chung, là hạng “phò chính thống”, “hèn”, “không hề có tư tưởng chống độc tài, giành lấy tự do, xây dựng dân chủ”, vì họ “chỉ làm những việc mà độc tài cho phép”.
Sau khi phủ nhận khuynh hướng hoạt động hợp pháp dưới vỏ bọc “khai dân trí”, mà Quỹ Phan Chu Trinh đại diện, Phạm Đoan Trang bắt đầu tìm cách lấp khoảng trống mà quỹ này để lại trong thị trường sách vở, văn hóa ở Việt Nam. Ngày 01/03, Trang và Nguyễn Vi Yên nói với BBC rằng sau khi “Quỹ Phan Châu Trinh” đóng, giới chống đối nên thành lập các nhà xuất bản và “doanh nghiệp xã hội” không có giấy phép, để xin tiền tài trợ nước ngoài, rồi bí mật in ấn, lưu hành những cuốn sách có nội dung chống chế độ. Sách “Chính Trị Bình Dân” của Phạm Đoan Trang, và nhóm “Tinh Thần Khai Minh” của Nguyễn Vi Yên được nêu như những ví dụ tiêu biểu cho cách hoạt động mà họ đề nghị.
Vào các ngày 04 và 08/03, Đoan Trang liên tục kêu gọi giới bất mãn cùng Trang soạn sách, sáng tác văn chương chống chế độ. Theo mô tả của Trang, thì người viết nên khai thác các chủ đề thời sự, thể chế nóng hổi; viết về “những số phận đau khổ và u uất” trong xã hội, hoặc ghi lại các vấn nạn và tội ác của chế độ để người đời sau đọc. Hai nick Nguyen Dan, Nguyen Thanh Nha được Trang tag vào phần comment của post.
Qua viễn cảnh mà Phạm Đoan Trang vẽ ra, có thể thấy những sách Trang soạn sẽ mắc 2 khuyết điểm. Thứ nhất, do quá tập trung vào tính thời sự, chúng là báo chí thay vì là kiến thức, nghệ thuật, và sẽ lỗi thời, bị quên lãng sau khi giai đoạn này qua đi. Thứ hai, chúng thiếu tính khách quan, đa chiều và khoa học, vì được soạn để làm tài liệu tuyên truyền chống chế độ, thay vì để phản ánh sự thật. Thứ ba, chúng sẽ chỉ lưu hành trong giới “dân chửi” Việt Nam, trong khi đa số tác giả và độc giả của cộng đồng này vừa dốt, vừa thiếu tôn trọng kiến thức. Chính Đoan Trang đã thể hiện thái độ thiếu tôn trọng kiến thức này, khi tổ chức “đấu tố” các thành viên cao tuổi, có bằng cấp, có thành tựu trong ngành xuất bản của Quỹ Phan Chu Trinh, chỉ vì họ khác Trang về quan điểm chính trị.
Nguồn: Loa Phường