Chủ đề “Đường sắt trên cao” Cát Linh – Hà Đông được hâm nóng trở lại khi hầu hết các hạng mục của dự án đã hoàn thành, tàu cũng đã chạy thử nghiệm và chuẩn bị đi vào khai thác và như thường lệ đám bất lương không từ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cả những xuyên tạc rất ngây ngô để tấn công chính quyền Hà Nội
Sau vụ “Thẻ lên tàu” được in bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Việt bị lôi lên để chỉ trích chính quyền, thì này lũ cặn bã xã lại tiếp tục lôi chuyện giá cả của công trình lên để xuyên tạc, lừa bịp, dắt mũi những người lười suy nghĩ. Dưới đây là so sánh của chúng về giá thành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông và giá thành cầu nối Mỹ – Cuba. Đây không phải lần đầu có so sánh này.
Trên FB của Phạm Thành, tức Blogger Bà Đầm Xòe vừa treo một status có nội dung:
“Đường sắt Cát Linh – Hà Đông 13km = 868 triệu USD
Cầu nối Mỹ – Cuba 143km = 120 triệu USD”
Kèm theo Status này là bài viết cực kỳ mất dạy của TS Nguyễn Ngọc Chu (Viện Toán) có tựa đề “CÓ NÊN BẮN HẾT NHỮNG KẺ LÀ TÁC GIẢ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH – HÀ ĐÔNG?”. Trelangblog sẽ có bình luận về status này ở bài tiếp theo.
Trở lại câu chuyện so sánh giá thành, năm ngoài đã có 1 kỹ sư kinh tế, khơi mào cho cộng đồng đấu tố chính quyền bằng một status. Nguyên văn như sau:
“HÃY SO SÁNH
Cầu trên biển Mỹ – Cu Ba: 120 triệu usd/143 km.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: vốn đầu tư xây dựng 868,04 triệu usd/13,05 km.
Nên nhớ điều kiện thi công trên biển khó khăn khắc nghiệt hơn nhiều.
Tại sao đất nước này nghèo mạt là vậy. Nợ công cứ phình ra là vậy.”
Kèm stt trên theo là một đường link một bài báo tiếng Việt có đoạn: “Một hợp đồng trị giá 120 triệu USD vừa được ký kết trong thỏa thuận xây dựng do chính quyền Mỹ đề xuất vào năm ngoái…”.
Đương nhiên, status này thu hút được đông đảo bạn đọc nhảy vào chửi chính quyền tham nhũng. Đa số bình luận theo hướng “giá thành xây cầu ở Mỹ rất thấp, giá thành xây cầu, đường ở Việt Nam quá cao, cao hơn hàng chục lần, tham nhũng thật khủng khiếp, nợ công cao, đất nước nghèo là ở đây“.
Đáng chú ý, chỉ một so sánh ất ơ đó mà đã có rất nhiều nhà văn, nhà báo bị dắt mũi như trâu cày và trở thành kẻ tiếp tay truyền bá những thứ rác rưởi này trên mạng. Stt dưới đây của đám cặn bã được chia sẻ trên mạng. Xin trích nguyên văn:
“Kinh hãi chưa ???
Một cây cầu được nối từ Cu Ba sang Mỹ dài 143 km, trị giá 120 triệu USD, khởi công 2016 hoàn thành 2021, cầu sẽ được thiết kế chống lại bão và các dòng hải lưu mạnh.
Trong khi đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13,05 km, tổng mức đầu tư ban đầu là 552,86 triệu usd chưa xong. Lại vừa đội vốn lên 250 triệu usd vay của TQ thành 868,04 triệu USD, khởi công 2013 – hoàn thành chưa biết.
Ai chịu trách nhiệm trước tiền thuế của dân đóng đây hả zời? Chúng đớp như cá tra đớp shit như thế này bảo sao Việt Nam ko tàn mạt ? “. Hết trích. Xem ảnh chụp màn hình.
Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo (ảnh bên) đã phân tích và chỉ ra rằng người Việt đang lười suy nghĩ, dễ bị dắt mũi và đầy định kiến. Và quan trọng là thông tin trên là không chính xác, có mục đích, ý đồ xấu.
Có đúng cây cầu nối Mỹ – Cuba có giá chỉ 120 triệu USD?
Ông Bảo phân tích: “giá thành xây cầu trên biển dài 143 km mà chỉ hết có 120 triệu USD là không đúng (840.000$/km)”. Bài chỉ nói 1 hợp đồng 120 triệu USD được ký kết trong thoả thuận xây dựng cây cầu nối Floria và Cu Ba chứ không hề nói hợp đồng xây dựng cây cầu hết 120 triệu USD. Trong khi đó, biển từ Floria đến Cuba có đoạn độ sâu lên đến 3000 mét. Việc xây dựng cầu trên biển có độ sâu như vậy là rất tốn kém, không thể có giá 840.000$/km được.
Hơn nữa thông thường một thoả thuận đầu tư quốc tế được ký kết thì người ta cần làm các công việc sau: (1) Nghiên cứu tiền khả thi; (2) Thiết kế kỹ thuật tổng dự toán; (3) Đấu thầu; (4) Thi công.
Như vậy bây giờ cầu nối Cu Ba và Mỹ mới đang ở bước 1, bước nghiên cứu tiền khả thi, chưa thiết kế, chưa tính tổng dự toán nên chưa thể biết xây cây cầu ấy hết bao nhiêu tiền.
Theo ông Bảo, số tiền 120 triệu USD chỉ là số tiền đầu tư để nghiên cứu tiền khả thi (đến tháng 4 năm 2016 vẫn nhiều chuyên gia tranh cãi cho rằng việc xây cầu ở độ sâu nước biển 3000 mét là không khả thi và không hiệu quả). Số tiền thiết kế chắc chắn còn lớn hơn nhiều lần, còn số tiền để thi công chắc chắc còn lớn hơn hàng chục hàng trăm lần.
Giá thành xây dựng cầu trên biển hết bao nhiêu?
Ông Đỗ Cao Bảo tìm hiểu thông tin về giá thành xây dựng cầu trên biển và tìm được 2 tham chiếu là cầu PENANG 2 Malaysia và cầu OAKLAND Mỹ. Đây là một số thông tin tham khảo:
– Cầu Panang 2 (Malaysia) có giá 91,6 triệu USD/km
Cây cầu Panang 2 của Malaysia nối Batu Kawan với Batu Maung dài 16,37 km với 2 làn xe ô tô, 1 làn xe máy, khởi công năm 2009, khánh thành năm 2014 với giá thành 4,5 tỷ RM tương đương 1,5 tỷ USD.
Như vậy giá thành cầu Panang 2 là 91,6 triệu USD/km, cao hơn 109 lần giá 840.000$.
– Cầu Oakland Bay Francisco (Mỹ) có giá 272 triệu USD/km
Cầu trên biển Oakland Bay xây trên vịnh San Francisco (Mỹ) khánh thành năm 1936: (1) Cầu Oakland xây trên vịnh San Francisco (nông hơn biển Floria Cu Ba); (2) Cầu dài 14 km, trong đó 5,924 km 2 nhịp chính, 5 làn xe; (3) Giá thành xây cầu là 79,5 triệu USD thời giá năm 1936 (5,68 triệu USD/km); (4) Giá vàng năm 1936 25$/ounce, năm 2017 1.200$/ounce (cao gấp 48 lần).
Như vậy giá thành cầu Oakland là 272 triệu USD/km, cao hơn 324 lần giá 840.000$.
Như vậy đã rõ, không thể có chuyện xây cây cầu nối Mỹ – Cuba dài 140 km chỉ hết 840.000$. Rẻ hơn xây dựng cầu Panang 2 (Malaysia) 109 lần, và cũng rẻ hơn xây dựng cầu Oakland (Mỹ) tới 324 lần.
Đáng tiếc, người đăng thông tin thất thiệt đó lên facebook, khơi mào cho những kẻ chống phá dắt theo bầy đàn vào chửi chính quyền tham nhũng lại là một kỹ sư kinh tế. Kỹ sư kinh tế mà tính toán như thế thì đất nước không nghèo mới lạ.
Ong Bắp Cày
Nguồn: Tre làng