Nhà báo có lợi thế về ngôn từ nhưng không thể sử dụng ngôn từ để ‘miệt thị’ người khác và nếu vẫn cố tình dùng thì đó chỉ là trò hèn hạ…
Ngày 08/3/2019, trên một tờ báo điện tử chính thống cho đăng tải bài viết ‘Mất GPLX phải thi lại: Sai quá thể’ của tác giả ‘Hữu Danh’. Vậy, sao phải ‘hèn hạ’…
Bài viết của tác giả Hữu Danh được đăng tải trên một tờ báo chính thống, được chia sẻ lên mạng xã hội cùng hình ảnh được cho là tác giả bài viết
Mấy ngày qua, không chỉ cư dân mạng mà báo chí Việt Nam đồng loạt lên tiếng về quan điểm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khi nói về những bất cập trong cấp phép lái xe hiện nay đã đề xuất phương án: “Tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3″ (câu nói được Bộ trưởng phát biểu tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 6/3/2019). Câu nói này đã trở thành câu chuyện bàn tán xôn xao trong dư luận những ngày qua.
Việc bàn tán thế này, thế kia và việc có thái độ dè bỉu, bĩu môi, thậm chí câu nói ‘tục’ trong dư luận xã hội thì không đáng nói, đáng bàn nhưng đằng này lại sử dụng thuật ‘chửi chữ’ để đưa lên một trang báo chính thống của Nhà nước thì là điều không phải…
Nhà báo lao tâm khổ tứ ngồi đếm xe tại trạm thu phí. Ấy vậy, mà có báo lại bảo là người dân. Ảnh: Internet
Thứ nhất, người viết bài báo này với cái tiêu đề trên hẳn không phải là một nhà báo có đạo lý. Chúng tôi không muốn nói đề đạo đức nhà báo nhưng rõ ràng đạo lý con người có vấn đề. Phải chăng, sự ‘hận thù’ của những nhà báo đối với đối tượng của mình phải ‘trả đũa’ bằng cách như vậy sao? Ai cũng biết, 2 năm qua, nhất là mấy tuần qua nhà báo đã lao tâm, khổ tứ, vất vả can trường vì ‘cái BOT’, thậm chí hình ảnh nhà báo ngồi đếm lượt xe qua trạm BOT mà vẫn được mệnh danh là ‘người dân’ thì đã hiểu nhà báo ‘hận thù cái BOT’ đến mức độ nào. Dù Bộ trưởng ít nhiều có trách nhiệm về cái ‘BOT mà nhà báo hận thù’ nhưng cũng không được phép ‘chửi chữ’ mất đạo lý đến vậy.
Không biết, có độc giả nào, người dân nào khi đọc dòng chữ tiêu đề bài viết này họ đồng tình với tác giả hay không nhưng chắc chắn một điều rằng ai cũng ‘thấy hổ thẹn’ về nhà báo. Bởi, sao phải hèn hạ đến mức ‘dùng chữ chửi người’ và họ ví nhà báo như một kẻ tầm thường, một kẻ ‘nho nhe’ và thậm chí như một kẻ ‘hàng tôm, hàng tép’.
Thứ hai, tờ báo cho đăng tải tiêu đề bài biết của tác giả Hữu Danh này không biết có ‘kiểm duyệt’ hay không hay cũng cố tình ‘làm ngơ’. Phải chăng, họ cũng giống như nhà báo kia và tờ báo này cũng không khác gì một ‘diễn đàn’ tự thành lập trên mạng xã hội.
Thật bất bình với kiểu ‘dùng chữ chửi người’ và không biết đã thỏa mãn, hỉ hả được tâm can hay chưa nhưng chắc chắn rồi cũng đến lượt nhận lại quả do chính mình tạo dựng. Hãy để thời gian trả lời cho câu hỏi này và kết quả sẽ ra sao….
Mộc Lan
Nguồn: Đấu trường dân chủ