Trang chủ Luận bàn - Phản biện HRW Lại Xuyên Tạc Vấn Đề Nhân Quyền Ở Việt Nam

HRW Lại Xuyên Tạc Vấn Đề Nhân Quyền Ở Việt Nam

174
0

Mới đây, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW đã có tờ trình gửi tới Liên minh châu Âu (EU) với yêu cầu họ cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, trước khi diễn ra Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ tám dự kiến sẽ tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Ba năm 2019 tại Brussels.

Dẫn tin của HRW, “Trong tờ trình gửi tới EU, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng EU cần gây sức ép để Việt Nam ngay lập tức phóng thích các tù nhân và những người bị tạm giam vì lý do chính trị; chấm dứt đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại; cho phép tự do thông tin; ngừng can thiệp vào các công việc tôn giáo và có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn nạn công an bạo hành”

HRW Lại Xuyên Tạc Vấn Đề Nhân Quyền Ở Việt Nam

HRW yêu cầu EU gây sức ép với Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

Và suy cho cùng thì đây là một luận điệu không hề mới của tổ chức HRW trong chiến dịch can thiệp vào công việc nội bộ, nhằm tác động thay đổi chế độ chính trị Việt Nam. HRW đã quá nhiều lần lên tiếng vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền với những luận điệu kể trên.

HRW dẫn một loạt những cái tên khá quen thuộc đã vi phạm pháp luật Việt Nam và đang phải chấp hành án tù mà HRW gọi là các “tù nhân lương tâm” như: Lê Đình Lượng (20 năm tù), Lưu Văn Vịnh (15 năm tù), Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Quốc Hoàn (13 năm tù), Nguyễn Văn Túc (13 năm tù), Nguyễn Trung Trực (12 năm tù), Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù), Vương Văn Thả (12 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (11 năm tù), Nguyễn Văn Đức Độ (11 năm tù), Từ Công Nghĩa (10 năm tù) và Trần Thị Xuân (9 năm tù).

HRW Lại Xuyên Tạc Vấn Đề Nhân Quyền Ở Việt Nam

Những gương mặt mà HRW gọi là “tù nhân lương tâm”

Những cá nhân là công dân Việt Nam, vi phạm những quy định pháp luật của Việt Nam và bị pháp luật Việt Nam trừng trị. Đó là những điều hết sức bình thường, đặc biệt trong số đó phần lớn là những người vi phạm những tội nghiêm trọng về an ninh quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến độc lập chủ quyền của đất nước. Hành động tuân thủ Hiến pháp, pháp luật là quyền và nghĩa vụ của bất cứ công dân nào. Và việc xử lý những cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật Việt Nam là rất cần thiết để duy trì kỷ cương, trật tự pháp luật; không ảnh hưởng và can thiệp đến lợi ích của bất cứ cá nhân hay tổ chức nước ngoài nào. Vì thế, tổ chức HRW chẳng có lý do gì để can thiệp vào vấn đề này.

Hay nói cách khác, việc tự cho mình cái quyền giám sát nhân quyền các nước và cố tình bới móc những vấn đề mang tính nội bộ của một quốc gia như việc Việt Nam ban hành luật An ninh mạng, là một động thái “bất lịch sự” của tổ chức theo dõi nhân quyền.

Xin khẳng định rằng, trên thực tiễn Việt Nam luôn làm rất tốt vấn đề nhân quyền. Việt Nam luôn duy trì được một môi trường hòa bình, ổn định. Đây cũng là lí do tổng thống Donal Trump chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều nhằm giải quyết vấn đề xung đột mâu thuẫn, và hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Việt Nam cũng không gia tăng đàn áp giới hoạt động, chỉ là hai năm qua, Việt Nam làm chặt, làm nghiêm hơn vấn đề thực thi pháp luật mà thôi. Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW cần có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam./.

Vân An

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây