Ngày 06/02/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2, để bàn về việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa 2 nước, sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27/02. Trong tuần thứ 2 của tháng 2, dư luận phi chính thống về sự kiện này đã chia thành hai cánh. Cánh đầu tiên cho rằng đây là cơ hội để đưa Việt Nam xích lại gần Mỹ và phương Tây, thậm chí dựa vào Mỹ để “thoát Trung”, chống Trung Quốc trên Biển Đông. Cánh thứ hai tập trung phủ nhận thành quả của ngành ngoại giao Việt Nam mà sự kiện này thể hiện.
Bước sang tuần thứ 3 của tháng 2, dư luận phi chính thống về chủ đề này hoàn toàn bị chi phối bởi những lời hô hào “thân Mỹ – thoát Trung”. Thông điệp này được đưa ra cùng lúc bởi 3 lực lượng – là cánh trí thức bất mãn, đài BBC tiếng Việt, và các gương mặt chống đối cực đoan hay Livestream trên Facebook.
Cụ thể, ngày 14/02, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông ở Pháp đã cùng công bố “Thư kêu gọi Tổng thống Trump lưu ý mối đe dọa Trung Quốc”, và kêu gọi mọi người ký tên. Trong thư này, họ kêu gọi ông Trump “yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế bằng cách chấp nhận đệ trình tranh chấp quần đảo Hoàng Sa ra phân xử bởi một bên thứ ba độc lập, cụ thể là Tòa án Công lý Quốc tế”. Họ cũng “hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Biển Đông”, đồng thời “hy vọng rằng các hoạt động này sẽ diễn ra với sự phối hợp nhiều hơn với Việt Nam và (…) Philippines, Malaysia, Brunei”. Họ cũng viết rằng “hợp tác này giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở các cuộc tuần tra quân sự mà còn trong kinh tế và thương mại, cũng như tiếp tục cải thiện chính trị ở Việt Nam”.
Qua tìm hiểu, được biết ông Nguyễn Đăng Quang tham gia biên soạn lá thư này, và Lê Trung Tĩnh ở Pháp là người đăng thư lên Internet. Những người ký tên đầu tiên bao gồm nhiều gương mặt quen thuộc trong Diễn đàn Xã hội Dân sự – như tiến sĩ Nguyễn Quang A; nhà văn Nguyên Ngọc, tiến Sĩ Chu Hảo, nhà thơ Hoàng Hưng, tiến Sĩ ngôn ngữ Hoàng Dũng, giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ tâm lý Mạc Văn Trang…; cùng các tu sĩ Lê Quốc Thăng, Nguyễn Thái Hợp, Huỳnh Công Minh… Nhóm soạn thư ký tên là “Người Việt Nam và công dân khắp nơi trên thế giới”. Họ thu được 600 chữ ký vào thư ngỏ sau 1 ngày. Đến ngày 23/02, thư có gần 2300 chữ ký.
Ngày 20/02, Phạm Thị Hoài viết một bài trên Luật khoa Tạp chí, trong đó bà đưa ra 3 lý do để phản đối lá thư ngỏ vừa nêu.
Thứ nhất, bà Hoài cho rằng để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam sẽ phải dùng đến các cơ chế pháp quyền quốc tế mà khối dân chủ đa đảng cung cấp. Tuy nhiên hệ thống pháp quyền này đang bị khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu, và đại diện tiêu biểu của cuộc khủng hoảng là Tổng thống độc tài Donald Trump.
Thứ hai, bà Hoài coi cả chiến tranh Việt – Mỹ lẫn chiến tranh Việt – Trung như những trận bóng, trong đó Việt Nam là “trái bóng” bị đá qua đá lại giữa các siêu cường. Bà cho rằng những “trận bóng” kiểu này chỉ có lợi cho các siêu cường, có hại cho Việt Nam, nên không muốn chúng lặp lại.
Thứ ba, bà Hoài cho rằng 4 tổ chức và 96 cá nhân ký tên vào thư ngỏ không có tư cách đại diện cho “ý chí và tâm nguyện của phần lớn người Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài“, như họ viết trong thư.
Bài viết của Phạm Thị Hoài được ủng hộ bởi một bộ phận không nhỏ trong dư luận phi chính thống, bao gồm những người không thích khuynh hướng chính trị của ông Trump, mà Luật khoa Tạp chí là một đại diện.
Trong tuần qua, để làm rõ tác động của cuộc gặp Trump – Kim đối với Việt Nam, BBC tiếng Việt tiếp tục phỏng vấn một số chuyên gia có quan điểm cải cách như Phạm Đỗ Chí, Lê Đăng Doanh, Vũ Minh Khương. Hai ông Doanh và Khương trả lời rằng Triều Tiên muốn học hỏi kinh nghiệm cải cách của Việt Nam, sao cho có thể vừa giữ chế độ độc đảng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vừa phát triển nhanh theo lối kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong khi đó, cuộc phỏng vấn Phạm Đỗ Chí diễn ra theo lối kẻ tung người hứng, để ông Chí tuyên truyền rằng hội nghị lần này không chỉ là cơ hội để Triều Tiên học hỏi Việt Nam, mà còn là cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế chính trị và kinh tế theo mô hình của Mỹ. Trong bài, ông Chí tưởng tượng ra một lộ trình thay đổi, theo đó Việt Nam cần bắt đầu cải cách trên vấn đề quyền tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận; mở các buổi họp Quốc hội có các tổ chức dân sự tham gia; và giảm thuế, rào cản đánh lên các doanh nghiệp tư nhân.
Hoạt động tuyên truyền thứ ba, tức kêu gọi biểu tình, được đưa ra bởi linh mục Nguyễn Duy Tân. Trong buổi Livestream hôm 15/02, ông Tân kêu gọi khán giả in, photocopy cờ Mỹ, để đi “biểu tình chào đón Donald Trump đến Việt Nam vào ngày 27-28”. Ông nói nếu có “hàng chục nghìn người” tham gia cuộc biểu tình này, thì Việt Nam sẽ “xích gần đến thế giới tiến bộ”. Trong những ngày tiếp theo, lời kêu gọi biểu tình này đã được lan truyền bởi nhiều gương mặt chống đối cực đoan trong cõi Livestream – như Benny Truong, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Thế Quang (tự xưng là “Tổng thống Chính phủ Việt Nam Cộng hoà Lưu vong”… Đến chiều 23/02, các cá nhân vừa nêu vẫn chưa đưa ra thời điểm và địa điểm tập trung của cuộc biểu tình. Dù hai trang Nhật ký Yêu nước và Đô thành Sài Gòn chưa nhắc đến chuyện biểu tình đón Trump, Đô thành Sài Gòn viết rằng họ có thể kêu gọi biểu tình vào ngày Chủ nhật, 24/02, để “đòi lại lư hương” cho tượng ông Trần Hưng Đạo.
Giới “dân chửi” tuyên bố rằng họ tiến hành 3 hoạt động tuyên truyền vừa nêu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là một mục đích tốt. Tuy nhiên, hành động của họ lại hoàn toàn trái ngược với mục đích này. Ngoài những vấn đề mà bà Phạm Thị Hoài đã nêu, có không ít bằng chứng cho thấy các nhà “dân chửi” đang quỵ lụy trước Mỹ, thậm chí sẵn sàng dâng nước Việt Nam cho Mỹ, chứ không hề quan tâm đến nền độc lập của dân tộc:
Trong vụ việc này, giới “dân chửi” đã tự thể hiện bản chất xấu xí của mình. Họ vừa là một cộng đồng thiếu thực lực, chỉ biết ăn bám ngoại bang; vừa là những người thiếu nhân cách, không có tinh thần tự chủ và lòng tự trọng. Những người lệ thuộc như vậy không có tư cách nhân danh độc lập, tự do; và cũng sẽ không nhận được sự tôn trọng của cả người Việt Nam lẫn người Mỹ.
Nguồn: Loa Phường