Ngày 27 và 28/2 là hai ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh song phương Mỹ – Triều Tiên tại Hà Nội. Rõ ràng, đây là một sự kiện quốc tế nổi bật được toàn thế giới quan tâm, đã chứng tỏ Việt Nam là một địa điểm đáng tin cậy, xứng tầm được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị quan trọng đối với hòa bình của khu vực và thế giới. Các chuyên gia thế giới đã phân tích và đánh giá cao, điều đó cho thấy vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế đang ở tầm cao, một đất nước hòa bình, ổn định. Việt Nam đã có kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều diễn đàn lớn với sự có mặt của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như ASEAN+, ASEM, APEC và rất nhiều cuộc gặp song phương khác.
Hành trình đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tiên lần thứ 2
Cụ thể, ngày 26/2, sáng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un cùng đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và nhà nước Triều Tiên đã dừng tại ga Đồng Đăng sau 2 ngày vượt hơn 5.000 km từ thủ đô Bình Nhưỡng qua biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc, rồi đi qua hàng chục tỉnh thành của Trung Quốc qua biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam để đến ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, di chuyển về Hà Nội. Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump và đoàn đã vượt qua quãng đường dài hơn 13.000km với gần 17h bay liên tục mà không quá cảnh để tới Hà Nội vào buổi tối cùng ngày. Đây là lần thứ hai ông đến Việt Nam sau chuyến tham dự Hội nghị cấp cao APEC và thăm chính thức Việt Nam.
Trong ngày 27/2, Tổng thống Donald Trump đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Lãnh đạo hai nước đã thảo luận về những phương hướng thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước nhất là về thương mại và đầu tư. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Tiếp đó, 18h30 Người đứng đầu Nhà trắng Donald Trump đã có cuộc gặp ngắn với chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, hai nhà lãnh đạo đã tươi cười bắt tay, ca ngợi nhau “can đảm” và “tuyệt với” trong lần gặp thứ hai tại Hà Nội. Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đều thể hiện sự hài lòng khi hai người bắt tay, đánh dấu sự khởi đầu của hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai. Sau màn chào hỏi, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận riêng 20 phút trước khi dùng bữa tối với các cố vấn cấp cao.
Cái bắt tay lịch sử giữaTổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un tại Hà Nội
Hôm nay, ngày 28/2/2019, hai bên bước vào đàm phán chính với trọng tâm là thúc đẩy những cam kết đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần 1 tại Singgapo. Dự kiến Hội nghị lần này sẽ tập trung về các bước phi hạt nhân hóa cụ thể của Bình Nhưỡng và các biện pháp tương ứng mà Triều Tiên yêu cầu Mỹ thực hiện như là nới các lệnh trừng phạt và cải thiện quan hệ. 8 tháng kể từ khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ nhất diễn ra tại Singgapo vào tháng 6 năm ngoái, có thể thấy Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 tại Hà Nội đang được kì vọng là chìa khóa để hóa giải vấn đề hạt nhân Triều Tiên và hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Đây chính là thời cơ vàng cho Mỹ và Triều Tiên chính thức khởi động lập lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Đây cũng chính là một trong 4 nội dung mà hai bên cam kết hướng tới hồi hội nghị thượng đỉnh lần 1 năm ngoái tại Singgapo. Tất nhiên một hiệp ước hòa bình đầy đủ thì còn cần sự tham gia của các bên liên quan và được quốc hội Mỹ phê chuẩn nữa.
Việt Nam với vai trò chủ nhà Việt Nam tổ chức Hội Nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Sự kiện hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều gặp gỡ đã đưa Việt Nam trở thành vị trí trung tâm địa chính trị. Trước đó, Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện kinh tế lớn như Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN và thượng đỉnh APEC, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều đã đem lại cơ hội cho Việt Nam quảng bá những thành công về kinh tế và sự ổn định về chính trị. Đặc biệt với tần xuất đưa tin dày đặc của truyền thông, Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế đặc biệt là khách du lịch và các nhà đầu tư. Như vậy, bên cạnh những ý nghĩa về chính trị, ngoại giao và kinh tế, Hội nghị thượng đỉnh còn mang lại hiệu ứng truyền thông đặc biệt cho Việt Nam, thay vì phải chi hàng triệu USD cho quảng cáo một phút trên CNN, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam sẽ được quảng bá và giới thiệu miễn phí trên các kênh truyền hình lớn của thế giới và các trang mạng xã hội như: Facebook, switter… Việt Nam đóng vai trò là nhà kiến tạo hòa bình. Qua quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, Việt Nam đóng vai trò trung gian hòa giải. Đây cũng là cơ hội Việt Nam thể hiện chính sách chủ động, đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng quốc tế cũng như hòa bình và an ninh khu vực./.
Làng quê
Nguồn: Người con Đất Mẹ