Trang chủ Đấu trường dân chủ HRW đừng ‘chà đạp lên nhân quyền’ để phán xét

HRW đừng ‘chà đạp lên nhân quyền’ để phán xét

185
0

Ngày 19/01/2019, BBC Tiếng Việt có bài: Nhân quyền Việt Nam “xuống cấp nghiêm trọng”. Bài viết trích dẫn báo cáo của cái gọi là “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền”, công bố báo cáo 2019 lên án Việt Nam ‘gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống lên quyền dân sự và chính trị cơ bản’.

Theo đó, Human Rights Watch (HRW) nhận định chính phủ Việt Nam “xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản” như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do thực hành tôn giáo…Chính quyền Việt Nam không cho báo chí tư nhân hoạt động, ngoài ra còn cấm thành lập các tổ chức nhân quyền, công đoàn độc lập hay các nhóm chính trị. Những người ‘dám’ đặt câu hỏi về các dự án, chính sách của chính phủ, hoặc tìm cách bảo vệ đất đai và tài nguyên địa phương thì sẽ bị theo dõi, tước quyền đi lại, quản thúc tại gia, giam giữ tùy tiện và bị thẩm vấn. Trong khi đó, côn đồ dường như hợp tác với công an trong các vụ đàn áp các nhà hoạt động. Cảnh sát thẩm vấn kéo dài người bất đồng chính kiến, giam giữ họ trong nhiều tháng mà không cho gặp gia đình hoặc tư vấn pháp lý. Các tòa án thì được chỉ đạo để ra bản án trong các vụ án chính trị với án tù ngày ngày nặng hơn.

HRW đừng 'chà đạp lên nhân quyền' để phán xét

BBC cho đăng tải những luận điệu vô lối ‘chà đạp lên nhân quyền’ của HRW để phán xét Việt Nam

Thông tin mà HRW nêu ra nghe có vẻ khách quan, dễ đánh lừa vào lòng tin của nhân dân, song thực chất nội dung báo cáo 2019 của HRW đã cố tình xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Tuy nhiên, dù HRW có “xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt” đến đâu thì họ cũng không thể phủ nhận sự thật Việt Nam là quốc gia luôn tôn trọng và đảm bảo nhân quyền. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Chẳng hạn, trong tổng số 120 điều của Hiến pháp năm 2013, có tới 36 điều quy định về Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng vì con người, bảo vệ cao nhất các quyền con người. Minh chứng về những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người cho mọi đối tượng xã hội, bà Caitlin Wiesen – Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam đã đánh giá cao việc Việt Nam có một cơ chế rõ ràng và nhất quán trong việc triển khai các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), hay việc Việt Nam phê chuẩn các công ước của LHQ về quyền con người, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật năm 2014. Điều này cho thấy Việt Nam luôn cầu thị, nghiêm túc và nỗ lực trong việc thực hiện và đảm bảo quyền con người cho nhân dân.

Mâu thuẫn ngay trong chính báo cáo 2019 của HRW còn thể hiện ở việc HRW cũng chỉ trích một số quốc gia đang có hợp tác đầu tư lớn với Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia khi cho rằng “Mỹ tiếp tục thúc đẩy quan hệ quân sự song phương với Việt Nam bất chấp các vi phạm về nhân quyền ở nước này. Nhật Bản là nhà tài trợ các khoản vay vốn cho Việt Nam trong suốt một thời kỳ dài, cũng im lặng trước tình hình nhân quyền xuống cấp. Australia ký quan hệ hợp tác song phương với Việt Nam năm 2018 bất chấp trước đó từng bày tỏ quan ngại về nhân quyền tại đây”.

Như vậy, có thể thấy, những nội dung đề cập của Tổ chức HRW được đăng tải trên BBC Tiếng Việt ngày 21/02/2019 là hoàn toàn sai với thực tế ở Việt Nam, đó là những luận điệu vô căn cứ, xuyên tạc, bóp méo sự thật vấn đề nhân quyền, xuyên tạc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Vũ Hùng

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây