Hà Nội – “Thành Phố Vì Hòa Bình”: Dấu Ấn 20 Năm

Hà Nội – “Thành Phố Vì Hòa Bình”: Dấu Ấn 20 Năm

Năm 1999, Thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã được tổ chức UNESCO thế giới vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” và thành phố duy nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương được nhận danh hiệu cao quý này nhờ những đóng góp trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng thành phố phù hợp với những tiêu chí do UNESCO đề ra về bình đẳng trong cộng đồng, xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hoá giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.

Trải qua 20 năm, tuy là mốc thời gian không dài với lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội – một thành phố hơn 1.000 năm tuổi, nhưng đây cũng là thời gian Hà Nội có nhiều đổi thay. Với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại mà vẫn giữ nét đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến, đến nay, Thủ đô đã được đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long – Hà Nội.

Hà Nội - “Thành Phố Vì Hòa Bình”: Dấu Ấn 20 Năm

Thành phố đã mở rộng quy mô cùng với nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đời sống của nhân dân Thủ đô, đặc biệt là vùng nông thôn, xa trung tâm được cải thiện rõ rệt. Những kết quả này là minh chứng cho Hà Nội không chỉ yêu hòa bình mà còn tiếp tục phát triển để xứng đáng là “Thành phố vì hòa bình”.

Và cũng đúng 20 năm sau khi đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa binh”, vào ngày 27 – 28/2 tới đây tại Thủ đô Hà Nội, “Thành phố vì hòa bình” sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2. Đây được xem là Hội nghị “vì hòa bình” mở ra cơ hội hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Việc Hà Nội của Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị đặc biệt quan trọng này cho thấy Hà Nội có uy tín lớn trong mắt cộng đồng quốc tế, trên khía cạnh là bên đóng góp tích cực cho an ninh khu vực và thế giới.

Hà Nội giờ đây không những phát huy được những giá trị văn hoá truyền thống, mà còn trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, là nơi trao đổi các sáng kiến khu vực và quốc tế, vì nền hoà bình, ổn định và phát triển./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *