Nhân quyền của Việt Nam luôn là một vấn đề mà các đối tượng thiếu thiện chí trọc ngoáy, luôn là một chủ đề mà các đối tượng sử dụng làm nguyên liệu mà nhào nặn để đánh bóng tên tuổi hay vì một mục đích thâm độc nào đó.
Ngày 19.02 vừa qua, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch – Phil Robertson đã có những bình luận thiếu sự khách quan vu cáo Việt Nam đàn áp những “nhà hoạt động”, “những người bất đồng chính kiến”, những “nhà dân chủ nhân quyền mạng”; “hành hung những người đấu tranh cho nhân quyền” “Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á”… Nếu những ai theo dõi tổ chức này, những bình luận mà tổ chức này đưa ra thì chắc hẳn chẳng lạ lẫm gì với cái tên Phil Robertson cũng như những phát ngôn của ông này về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Vẫn vậy những phát ngôn mà ông này đưa ra không hề có gì đổi mới, vẫn những lời lẽ xuyên tạc, sai lệch hoàn toàn về tình hình Việt Nam, trái ngược với nhận định chung của quốc tế.
Có thể khẳng định rằng, những ý kiến mà ông Phil Robertson đưa ra hoàn toàn là không đúng sự thật, hoàn toàn dựa vào những tài liệu, thông tin mà các đối tượng phản động, chống đối, “rận chủ” cung cấp cho ông ta mà thôi. Những nhận định trên hoàn toàn là mang tính quy chụp và hoàn toàn không đúng với thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam. Ở Việt Nam, vẫn đề nhân quyền, các quyền cơ bản của công dân luôn được ghi nhận trong văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp và tất cả các văn bản pháp luật khác nhằm đảm bảo cho các quyền của công dân được đảm bảo ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Bên cạnh các quyền được thực hiện thì cũng như ở bất kỳ một quốc gia nào, quyền luôn đi liền với nghĩa vụ. Công dân được Nhà nước đảm bảo các quyền được hưởng nhưng đồng nghĩa với đó là mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình với quốc gia, với các công dân khác, điều đó có nghĩa họ tự tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác. Một xã hội văn minh, tiên tiến được thể hiện ở vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Chẳng đâu xa là mình chứng rõ ràng nhất cho một môi trường hòa bình, ổn định và an toàn bậc nhất trên thế giới đó là việc Việt Nam được chọn là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 được diễn ra từ ngày 27-28.02.2019 sắp tới và điều này chứng tỏ rằng Việt Nam là điểm đến hòa bình, an toàn và tin cậy.
Do đó, dù có sử dụng chiêu bài gì đi nữa thì vấn đề nhân quyền ở Việt Nam luôn được quốc tế đánh giá một cách khách quan nhất chứ đâu phải chỉ một vài bài viết, một vài bài trả lời phỏng vấn của một vài cá nhân, tổ chức nào đó mà có thể xuyên tạc đi sự thật. Có thể khẳng định, những hành động xuyên tạc này chỉ làm cho lộ bản chất chống phá đối với Việt Nam mà thôi./.
LOXEBEN