Trang chủ Đối tượng Vợ Trương Minh Đức Bị “Câu Lưu”?

Vợ Trương Minh Đức Bị “Câu Lưu”?

210
0

Hôm qua, một số phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt (RFA, BBC, VOA) loan tin: Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân Trương Minh Đức đã bị “câu lưu”, tước hộ chiếu sau khi đáp máy bay từ Đức về Sài Gòn vào sáng ngày 21/2.

Trước đó, bà Thanh cùng một số thân nhân của các đối tượng trong Hội Anh em dân chủ đã có chuyến tham dự chương trình Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ và gặp Bộ Ngoại giao Đức để vận động việc kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các “nhà hoạt động” đang bị giam.

Trong cùng một diễn biến khác, Hội Anh em dân chủ hôm 21/2 lên tiếng trong một thông cáo: “việc an ninh sân bay Tân Sơn Nhất tùy tiện câu lưu chị Nguyễn Thị Kim Thanh, đã phản ánh sự vô pháp luật, và thực trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.”

Trả lời VOA từ Đức, LS Nguyễn Văn Đài – “Chủ tịt” Hội Anh em dân chủ bình loạn:

“Những người hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước phần lớn đều bị cấm xuất cảnh. Một số vẫn được phép xuất cảnh nhưng khi quay về thì bị câu lưu trong nhiều giờ… Một số bà vợ của các tù nhân lương tâm cũng bị như vậy, họ đi vận động tự do cho chồng cũng bị thẩm vấn.

Việc này vi phạm ngay chính Hiến pháp của Việt Nam vì các mối quan hệ khi đi ra nước ngoài là mối quan hệ riêng của của người dân. Điều 26 của Hiến pháp bảo mật đời sống riêng tư của người dân. Việc họ hỏi, chất vấn các mối quan hệ đó là không đúng. Việc tạm giữ người như vậy là vi phạm pháp luật Việt Nam.

Vợ Trương Minh Đức Bị “Câu Lưu”?

Nguyễn Thị Kim Thanh (thứ hai, trái qua) trong cuộc gặp giới chức Bộ Ngoại giao Đức

Thông thường người nhập cảnh Việt Nam sẽ bị mời làm việc ngay tại sân bay nếu mang hàng cấm, có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc có hoạt động liên quan tới an ninh quốc gia khi còn ở nước ngoài. Và với những gì mà RFA, BBC, VOA và Hội Anh em dân chủ loan tải thì có thể thấy rõ, hoàn toàn không có chuyện Nguyễn Thị Kim Thanh bị “bắt” hay bị “sách nhiễu”. Bà Thanh bị cơ quan chức năng mời làm việc để kiểm tra về nội dung các hoạt động của bà này tại Đức, đặc biệt là chuyến tham dự chương trình Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ và việc gặp Bộ Ngoại giao Đức để vận động việc kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các “nhà hoạt động” đang bị giam. Hoạt động kiểm tra hành chính đơn thuần này là cần thiết và hoàn toàn đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Chồng của bà Nguyễn Thị Kim Thanh là Trương Minh Đức, trước khi bị bắt từng là Phó Chủ tịch của tổ chức phản động “Hội Anh em dân chủ”.

Trương Minh Đức bị bắt hồi tháng 07/2017 cùng với các đối tượng khác trong “Hội Anh em dân chủ”, gồm: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển. Tại phiên tòa hồi tháng 4/2018, Trương Minh Đức bị tuyên án 12 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây