Trang chủ Loa Phường Giới “dân chửi” nói gì khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ –...

Giới “dân chửi” nói gì khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 diễn ra ở Việt Nam?

179
0

Ngày 06/02/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2, để bàn về việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa 2 nước, sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27/02/2019. Ngay sau đó, báo chí chính thống đã mô tả sự kiện này như một cột mốc đáng tự hào, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại của Việt Nam, và khẳng định vị thế, uy tín và môi trường an ninh của Việt Nam trên trường quốc tế. Người dân Thủ đô đâu đâu cũng bày tỏ sự phấn khởi và thể hiện tinh thần chào đón các vị khách VIP này tới Việt Nam và hy vọng Hà Nội sẽ trở thành biểu tượng hòa bình khi kết nối hai nguyên thủ đang quyết định số phận của bán đảo Triều Tiên.Trong khi đó, các bình luận của dư luận phi chính thống về sự kiện này lại phân ly theo hai hướng đối lập nhau:

Giới

Hướng thứ nhất, một số gương mặt hy vọng rằng sự kiện này sẽ khiến Việt Nam thân Mỹ hơn và ít thân Trung Quốc hơn.

Khi trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt, Nguyễn Cảnh Bình nói ông mong sự kiện này sẽ mở đầu cho một giai đoạn mới, trong đó Việt Nam là “văn minh, hiện đại và trung lập”, có quan hệ “thân thiện” và “được tin cậy” với Mỹ. Nguyễn An Dân nói rằng cuộc gặp này được sắp xếp để Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có dịp gặp nhau, nhằm đạt được “sự thống nhất về đường lối trong vấn đề ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc”.

Tương tự, Trương Nhân Tuấn khen rằng sự kiện này là một “điểm son” của ngành ngoại giao Việt Nam, và nói rằng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nên tận dụng sự kiện để xích lại gần Mỹ, nhằm củng cố năng lực quốc phòng của Việt Nam. Carl Thayer nói trên VOA rằng “thành công của Việt Nam sẽ tái khẳng định tính đúng đắn của chính sách đối ngoại của nước này, là đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại và là người bạn đáng tin cậy đối với tất cả các nước”; đồng thời khuyên Việt Nam nên tận dụng sự kiện này để đưa quan hệ Việt – Mỹ “lên một tầm cao mới”.

Giới

Hướng thứ hai, một số gương mặt chống đối khác phủ nhận thành quả của ngành ngoại giao Việt Nam trong sự kiện này.

Chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn BBC, Trịnh Hội (chủ của VOICE-Việt tân) nói rằng người Việt Nam phấn khích trước sự kiện này chỉ vì lâu nay Việt Nam không giữ vai trò đáng kể gì trên trường quốc tế. Trịnh Hội nói Mỹ chỉ chọn Việt Nam làm địa điểm gặp mặt nhằm “trấn an” Triều Tiên, rằng như Việt Nam đã làm, Triều Tiên có thể bình thường hóa quan hệ với Mỹ, hội nhập quốc tế, cởi mở kinh tế mà không ảnh hưởng đến chế độ độc đảng. Thay vì tự hào vì được làm gương cho một nước vừa nghèo, vừa “vi phạm nhân quyền” như Triều Tiên, Việt Nam nên phấn đấu để trở thành một nước đa đảng giàu có như Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, chúng tôi đồng ý với nhận xét của ông Carl Thayer, rằng sự kiện sắp tới sẽ “tái khẳng định tính đúng đắn của chính sách đối ngoại của Việt Nam, là đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, làm người bạn đáng tin cậy đối với tất cả các nước”. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đúng đắn này trong thời gian tới, để hưởng lợi từ nền hòa bình, ổn định và các mối quan hệ đa phương, thay vì để các nỗi lo nhất thời làm lỡ những thành tựu đã xây dựng được.

Thứ hai, cũng trong tuần qua, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đã ca ngợi Việt Nam là “người bạn thân thiết của Hoa Kỳ”, đồng thời cám ơn Việt Nam vì “sự hào phóng” khi đăng cai hội nghị. Vì phát ngôn này trái với quan điểm mà ông Trịnh Hội đã nêu trên BBC, ông Hội nên dành thời gian phản biện nó một cách thích đáng.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây