Việt Nam đúng là xứ sở của những điều khó hiểu. Ngay từ câu chuyện lớn cho đến câu chuyện nhỏ nhất.
Để làm chứng cho điều này, Mõ xin được nói đôi điều xung quanh chuyện kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía bắc. Và khi biệt trong chuyện tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ đã hi sinh…
Theo lẽ thường chuyện đến nghĩa trang, mà nghĩa trang nơi các anh, các chị đã nằm nghỉ để thắp nén nhang là điều nên làm và phải làm hơn cả. Nhưng chỉ chuyện này thôi cũng đã có không ít điều để nói, để bàn.
Câu chuyện được Fb Nguyễn Thị Lý thông tin dưới đây đáng để chúng ta phải suy nghĩ: “Sáng nay, trên mạng xã hội, các đối tượng phản động, nhất là thành viên nhóm No-U (tổ chức có liên hệ chặt chẽ với Việt Tân) như Nguyễn Thúy Hạnh, Trương Văn Dũng, Trần Thị Thảo,… rầm rộ đăng tải hình ảnh thăm viếng của họ tại một số nghĩa trang tại Hà Giang, nơi tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979 như nghĩa trang Vị Xuyên, Cao điểm 468. Đáng nói là, khi viếng thăm các nghĩa trang này, các đối tượng vẫn cố tình quảng bá cho tổ chức phản động của mình như mặc áo No-U, chụp ảnh livestream để quảng bá “lòng yêu nước” của mình. Khi bị cán bộ nghĩa trang ngăn cản, yêu cầu thay áo khác trước khi vào viếng mộ liệt sỹ, đám này lật tức quay phim, xúc phạm cán bộ này là ” tay sai của lũ mật vụ bán nước cho tầu” (hình dưới đây).
Nhìn những bức ảnh trên nhiều người không khỏi bức xúc. Liệu những cuộc viếng thăm này xuất phát thực sự từ lòng yêu nước hay ý đồ đen tối nào khác. Nghĩa trang liệt sỹ, một nơi linh thiêng như vậy, lại bị đám phản động lợi dụng để quảng bá tổ chức, kích động người dân phá hoại bình yên của đất nước – thứ mà các anh hùng liệt sỹ phải dùng máu xương để đánh đổi. Chẳng biết chúng còn biết nổi 2 chữ “tự trọng” nữa không. Lũ phản động kia, hãy cút đi, đừng làm vấy bẩn chỗ yên nghỉ của các anh!”.
Mõ hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Fb Nguyễn Thị Lý. Chưa nói gì quá lớn thì cần biết rằng, nghĩa trang là chốn linh thiêng, đó là nơi yên nghỉ đời đời của nhiều con người. Do đó điều tối thiểu nhất là trong quá trình viếng thăm nếu có thì cũng nên trật tự.
Nhưng xem chừng, những con người trong câu chuyện kia đã không hề nghĩ đến điều đó. Họ đến mang theo sự ồn ào của mình cộng với thú vui chụp ảnh hơn là để ghi dấu, tưởng niệm và tri ân những con người đã hi sinh vì đất nước.
Lạ hơn khi nhiều kẻ trong đó không hiểu vì hết áo, thiếu áo để mặc nên vẫn vận trong mình những bộ quần áo mới nhìn thôi cũng đủ để biết, họ đến để khoe mẽ hơn là để tưởng niệm. Chưa hết, khi hành vi bị nhận diện thì với sự ngoa ngôn, hợm hĩnh của mình họ sẵn sàng đấu tố cả những người đứng ra ngăn cản.
Song, vẫn may mắn thay khi chúng ta vẫn bắt gặp những cá nhân, đoàn khách đến với Vị Xuyên hay một nghĩa trang tại các tỉnh biên giới phía Bắc nào đó, là nơi yên nghỉ của những người con đất Việt ra đi trong sự kiện chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979.
Chúng ta bắt gặp hình ảnh thắp hương tưởng niệm của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại nghĩa trang Vị Xuyên và những dòng cảm tưởng bình dị mà sâu sắc (ảnh dưới).
Nhìn cái cách mà một nguyên lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước cúi đầu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ anh dũng hi sinh chống quân Trung Quốc xâm lược. Mõ hiểu rằng, chưa bao giờ sự kiện chiến tranh biên giới bị lãng quên. Rằng, sự hi sinh của những lớp người của quá khứ chưa bao giờ bị xem nhẹ.
Và như thông tin từ Fb Phạm Việt Thắng thì khi đương chức ông Sang đã đến thắp hương tại nghĩa trang này!
Nói ra những điều này, Mõ muốn nhắn gửi rằng, chúng ta mãi mãi không được quên quá khứ, bởi nếu điều đó xảy ra thì chúng ta sẽ bị đứt đoạn, Tiền nhân và cả hậu thế sẽ oán trách chúng ta, nhưng cũng đã đến lúc chúng ta nên hiểu, nên biết ứng xử sao với quá khứ để nó thực sự là vũ khí của đương thời, chứ không phải là con dao xuyên thấu chúng ta. Để rồi chúng ta cứ sống mãi trong hận thù và ảo vọng… Hãy để lại những khoảng trống để dành chỗ cho sự khôn ngoan, bản lĩnh chiếm ngự và làm cho quá khứ, đau thương không lặp lại.
Nguồn: Mõ làng