Trang chủ Loa Phường 40 năm Chiến tranh Biên giới Việt – Trung: người mong hòa...

40 năm Chiến tranh Biên giới Việt – Trung: người mong hòa bình, kẻ hô thù hận

213
0

Trong suốt tuần qua, dư luận phi chính thống đã tập trung khai thác dịp kỷ niệm 40 năm Chiến tranh Biên giới Việt – Trung, sẽ diễn ra vào ngày Chủ nhật, 17/02/2019. Tương tự những năm trước, các bài viết của họ chủ yếu xoay quanh 2 chủ đề:

Trong chủ đề thứ nhất, hầu hết giới chống đối tiếp tục nhấn mạnh vào mâu thuẫn, hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc, để lan truyền tâm lý bài Trung cực đoan, thứ mà họ thường tận dụng để hoạt động. Chẳng hạn, nhiều cá nhân chống đối nhấn mạnh những tội ác mà quân đội Trung Quốc từng gây ra trong chiến tranh; trong khi Mặc Lâm (VOA) viết rằng cuộc xâm lược của Trung Quốc vẫn đang diễn ra trên mặt trận biển đảo, chính trị, văn hóa và kinh tế. Ở chiều ngược lại, một số gương mặt từng tham gia Chiến tranh Biên giới lại nhấn mạnh vào sự cần thiết của hòa bình. Chẳng hạn, khi ôn lại những kỷ niệm, Trương Huy San viết rằng đất nước cần những người làm kinh tế giỏi, dù đó từng là kẻ đào ngũ trong chiến tranh; còn Ngô Nhật Đăng viết rằng qua trao đổi, ông thấy cả các cựu binh Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không muốn cuộc chiến lặp lại.

Về chủ đề thứ hai, trong những năm trước, dư luận phi chính thống thường đả kích rằng Nhà nước đang “xóa lịch sử”, “ngăn cấm bàn luận” về Chiến tranh Biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, trong năm nay, báo chí chính thống đăng khá nhiều bài về sự kiện này, chất lượng các bài viết cho thấy được chuẩn bị chu đáo từ lâu; và một số tướng lĩnh, cựu lãnh đạo Nhà nước cũng công khai phát biểu rằng cuộc chiến là một phần lịch sử của dân tộc, cần được ghi nhớ. Vì vậy, khi bàn về thái độ của Nhà nước với cuộc chiến, dư luận phi chính thống đang phân hóa theo hai chiều trái ngược nhau.

Ở chiều thuận, Mai Phan Lợi, Ngô Nhật Đăng, Hoàng Dũng, Phạm Ngọc Hưng nói trên BBC tiếng Việt rằng Ban Tuyên giáo đang “gỡ barrier”, cho báo chí chính thống “nói thoải mái” về cuộc chiến, dù đây từng được xem là “chủ đề nhạy cảm”. Phạm Ngọc Hưng cho rằng qua vụ này, và việc Việt Nam bày tỏ quan điểm cứng rắn trong đàm phán COC ở Biển Đông năm 2018, có thể thấy Nhà nước Việt Nam “không còn ngại Bắc Kinh như trước”. Tuy nhiên, Ngô Nhật Đăng lưu ý rằng sách giáo khoa lịch sử vẫn chưa đề cập đến cuộc chiến một cách thẳng thắn, còn Hoàng Dũng nói rằng “từ việc cho phép báo chí viết thẳng thắn về Trung Quốc cho đến thoát hẳn ảnh hưởng của Trung Quốc là một chặng đường còn xa”.

Ở chiều chống, Phạm Đoan Trang kêu gọi giới chống đối “đề cao cảnh giác với Đảng”, tiếp tục “chửi” Nhà nước và báo chí chính thống, bất kể những động thái mới trong năm nay. Trang giải thích rằng Nhà nước Việt Nam là “độc tài”, là xấu, nên phải bị “chửi bền vững”. Còn báo giới chính thống thì chỉ giỏi “lách” để đưa những mẩu thông tin bị cắt xén lên truyền hình, để “yêu nước thời vụ” khi được “cởi rọ mõm”, chứ không can đảm, yêu nước, nói sự thật về chế độ như giới chống đối trên mạng xã hội. Tương tự thái độ của Trang, Nguyễn Tường Thụy viết rằng rằng nếu Nhà nước ngăn giới chống đối tổ chức các lễ tưởng niệm vào ngày 17/02, thì đó “chỉ có thể là sự phản bội”.

Ngoài ra, khi giáo sư Phạm Hồng Tung (Chủ biên sách giáo khoa môn Lịch sử) phát biểu rằng “dịp 40 năm Chiến tranh Biên giới là lúc giới sử học 2 nước nên ngồi lại, thảo luận về những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan”, cánh chống đối cực đoan cũng ồ ạt bình luận rằng ông Tung đang hỏi kẻ xâm lược xem nên viết thế nào về cuộc xâm lược, gán ghép đó là bằng chứng “Nhà nước đã bán nước”!

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 nhận xét.

Thứ nhất, từ nhiều năm nay, báo chí chính thống Việt Nam đã nói thẳng rằng Chiến tranh Biên giới Phía Bắc năm 1979 là một cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chẳng hạn, đây là một số bài báo đăng năm 2017:

40 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung: người mong hòa bình, kẻ hô thù hận

40 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung: người mong hòa bình, kẻ hô thù hận

Như vậy, không có bằng chứng vững chắc để khẳng định rằng Ban Tuyên giáo vừa “tháo barrier”, để cho phép báo chí chính thống viết về chủ đề này một cách tự do hơn trong năm nay. Có lẽ các tờ báo đã tự tăng lượng bài viết về chủ đề này, do năm nay là dịp kỷ niệm 40 năm Chiến tranh Biên giới.

Thứ hai, dù phát ngôn của giáo sư Phạm Hồng Tung dễ khiến dư luận hiểu lầm, thực ra nó hợp lý trên 2 điểm. Một: nó giúp tránh những cuộc khủng hoảng ngoại giao không cần thiết, tương tự các cuộc khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc vào những năm 1985 và 2001, khi Nhật sửa sách giáo khoa môn Lịch sử theo hướng phủ nhận tội ác của quân đội Nhật trong Thế Chiến II. Hai: nếu muốn bảo vệ sự thật, nên để cuộc thảo luận này diễn ra giữa các nhà sử học thay vì các nhà chính trị.

Thứ ba, qua những phát ngôn của Phạm Đoan Trang trong tuần này, chúng tôi tin chắc rằng bà đã trở thành mẫu người “hằn học, giận dữ, cực đoan, ưa bạo lực”, mà chính bà phê bình hồi năm 2015. So sánh Đoan Trang hôm nay với người viết “Giọt nước mắt của lề phải” năm 2011, chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi thấy thời gian thật nghiệt ngã, sự tha hóa, xuống dốc của một “nhà dân chủ” thật không có giới hạn!

40 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung: người mong hòa bình, kẻ hô thù hận

Thứ tư, chúng tôi tin rằng khi tiếp cận chủ đề Chiến tranh Biên giới Việt – Trung, độc giả nên tìm kiếm sự thật khách quan thay vì tìm một cái cớ để hận thù. Khi những người từng tham gia cuộc chiến nay đối lập với chính quyền như Ngô Nhật Đăng và Trương Huy San – đã không tận dụng cuộc chiến để kêu gọi hận thù giữa hai nước Việt-Trung, thì những gương mặt “lề trái” còn lại cũng không có lý do để làm thế.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây