Thế đấy, khi mà câu chuyện xuyên tạc lịch sử của nữ dân chủ Hà Thành Nguyễn Thúy Hạnh đang khiến cho nhiều người bất ngờ vì đến sự thật sờ sờ ra thế mà cũng dối trá cho được (xem thêm: http://www.molang0205.com/2019/02/nguyen-thuy-hanh-bi-cuu-binh-vi-xuyen.html) thì cũng chính làng dân chủ lại trình làng một câu chuyện dối trá khác.
Chủ nhân của câu chuyện cũng là một nữ dân chủ, có điều ả không phải ở Hà Nội mà là ở TP Hồ Chí Minh. Ả mới đây cũng đã được gia nhập làng “dân oan” và đang tất bật với trò khởi kiện sau vụ cưỡng chế đất tại Lộc Hưng vì chiếm dụng đất ở trái phép. Phạm Thanh Nghiên và chồng là Huỳnh Anh Tú cũng được cho là tâm điểm cũng như đứng ra bày trò để kiện tụng dù sự thật không hề ủng hộ họ.
Trong câu chuyện được nói đến, từ Fb cá nhân, ả đã viết: “Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây”.
Phụ nữ, người già và trẻ em bị quân đội Trung cộng giết chết trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979.
Kẻ thù truyền kiếp được đảng và nhà nước Việt cộng coi là anh em và ca ngợi như bố”.
Tuy nhiên, Fb Lăng Khắc Trọng đã tinh ý khi nhận ra, những bức ảnh được Nghiên đăng tải kèm theo stt nói trên không phải là sự kiện chiến tranh biên giới phia Bắc năm 1979 mà là “Chính xác đây là bức ảnh cảnh thương tâm khi phát xít Nhật ném bom Trung Quốc”.
Fbker này cũng cho biết, những hình ảnh này ghi lại sự kiện xảy ra “hôm 28/6/1940, hàng chục dân thường chết ngạt khi tránh bom trong hầm ở thành phố Trùng Khánh. Ném bom là một trong những tội ác chiến tranh mà quân phiệt Nhật gây nên trên lãnh thổ Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai”. Đồng thời dẫn ra bài “Cảnh thương tâm khi phát xít Nhật ném bom Trung Quốc” có hình ảnh thương tâm đó của Kênh 13 với chú thích: “Hôm 28/6/1940, hàng chục dân thường chết ngạt khi tránh bom trong hầm ở thành phố Trùng Khánh. Ném bom là một trong những tội ác chiến tranh mà quân phiệt Nhật gây nên trên lãnh thổ Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai” (ảnh dưới)
Xem thêm: https://canhsat4saonew.blogspot.com/…/canh-thuong-tam-khi-p…
Giải thích cho chuyện này, đây không thể là một lầm lẫn hay do vội vàng gì đó mà Phạm Thanh Nghiên không ý thức được hình ảnh nói trên. Sự cố ý là điều dễ hiểu trong chuyện này để làm tăng lên mức độ thương đau của cuộc chiến, từ đó dễ bề dựng chuyện.
Và điều này cũng hoàn toàn tương đồng với stt của Nguyễn Thúy Hạnh, khi chỉ có vài trăm ngôi mộ vô danh tại nghĩa trang Vị Xuyên nhưng dưới con mắt của nhà dân chủ thì đó là vài ngàn ngôi mộ. Sự dối trá vì thế của Hạnh hay của Nghiên đều có chủ đích.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã qua đi đúng 40 năm. Chúng ta không được lãng quên quá khứ, không có quyền lãng quên quá khứ, bởi nếu có thì có tội với sự hi sinh của những người ra đi vì sự kiện này. Hay nói cách khác, sòng phẳng với lịch sử điều chúng ta phải làm, nhưng đừng nhân danh sự sòng phẳng đó mà thổi phồng và nâng tầm vấn đề một cách thái quá, không đúng với sự thật, bởi điều đó không khác gì chúng ta đang cướp đi cái hồn của lịch sử, và điều đó cũng có tội không kém.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói rất đúng, rằng, “SÒNG PHẲNG VỚI LỊCH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ”. Điều đó là cần Mõ xin nói thêm một vế khác, rằng đừng nhân danh sòng phẳng với lịch sử để kích động hận thù. Nỗi đau và những gì mà người Việt trải qua trong chiến tranh phía Bắc là khủng khiếp nhưng vốn dĩ nó đã đủ để chúng ta hiểu về người TQ, hiểu về tham vọng của họ. Không cần phải cường điệu, làm cho sự việc trở nên khủng khiếp hơn. Sự khắc cốt ghi tâm để ứng xử sao cho khôn ngoan, tránh họa binh đao là cần nhưng hãy đừng biến sự hận thù thành mù quáng, bởi kẻ thù muôn đời của chúng ta không phải kẻ dễ chơi ‘sòng phẳng, trực diện. Thế và lực hiện tại dạy chúng ta cần phải chơi nhưng cần cảnh giác và lượng sức mình…. Hận thù quá chỉ khiến chúng ta mất phương hướng và lâm vào cuộc chơi có nhiều thua thiệt….
Nguồn: Mõ làng