Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đang Có Sự Nhầm Lẫn Giữa “Cấm” Và “Từ Chối”

Đang Có Sự Nhầm Lẫn Giữa “Cấm” Và “Từ Chối”

177
0

Việc “cấm” không cho làm một việc gì đó là hoàn toàn khác với việc “từ chối cung cấp một dịch vụ” nào đó. Việc đánh đồng hai khái niệm “Từ chối cung cấp dịch vụ” thành “cấm làm một việc gì đó” đã gây ra sự hỗn loạn về thông tin trên không gian mạng đặc biệt là mạng xã hội.

Không hiểu anh luật sư giả ngây giả ngô hay là dốt thật mà phát biểu đánh đồng giữa việc một đơn vị cung cấp dịch vụ đường bộ với từ chối phục vụ một hoặc một vài phương tiện trên đoạn đường mà đơn vị đó quản lý với việc việc vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.

Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì tất nhiên họ có quyền từ chối cung cấp dịch vụ cho một số khách hàng vì những lý do khách hàng không tuân thủ các quy định trong quá trình sử dụng các dịch vụ đó. Thử hỏi, khi các bạn sử dụng dịch vụ điện, vì bạn chậm trễ trong đóng tiền điện, đơn vị kinh doanh dịch vụ chiếu sáng từ chối việc cung cấp dịch vụ cho bạn (ở đây là từ chối cung cấp điện cho gia đình bạn) thì tất nhiên nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng điện thì bạn phải đóng tiền điện để tiếp tục sử dụng và đi kèm với đó là một khoản tiền cho công tác đóng lại điện cho bạn theo quy định. Vậy thử hỏi việc nhà cung cấp điện từ chối việc cung cấp điện cho nhà bạn trong trường hợp như thế này là vi phạm.

Việc từ chối cung cấp dịch vụ là quyền của nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ khi những thứ đó có nguy cơ bị đe dọa nếu cung cấp dịch vụ cho một đối tượng cụ thể. Đối tượng bị từ chối cung cấp dịch vụ ở đây là 02 phương tiện giao thông đường bộ có lịch sử nhiều lần gây cản trở giao thông trên các tuyến đường mà VEC quản lý và mỗi lần đều được các chủ phương tiện viện ra các lý do về kỹ thuật như hỏng hóc…để chối bỏ trách nhiệm cố ý gây rối của mình. Và việc VEC từ chối phục vụ những phương tiện liên tục xảy ra “sự cố kỹ thuật” là chuyện hoàn toàn bình thường, hợp pháp – để đảm bảo an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện cùng lưu thông khác cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chính VEC. Điều này pháp luật cho phép.

Việc VEC từ chối phục vụ đối với 2 phương tiện trên không có nghĩa là cấm ai đó đi lại hay như số luật sư nữa mùa khi cho rằng VEC xâm hại quyền tự do đi lại của công dân. Có ai bị cấm đi lại trên đoạn đường mà VEC quản lý đâu, kể cả chủ phương tiện kia và người thân của họ vẫn hoàn toàn có thể di chuyển, đi lại trên đó một cách bình thường, và chỉ là không phải bằng phương tiện bị từ chối mà thôi. Thậm chí VCE cần có biện pháp nghiêm khắc hơn là đối với các phương tiện này khi muốn sử dụng lại các dịch vụ cần phải đóng các chi phí để giải quyết hậu hậu quả mà các phương tiện này gây cản trở giao thông.

Từ việc gây rối việc thu phí ở Việt Nam mà nghĩ tới việc nộp thuế tại Mỹ:

Trích một đoạn từ VNEXPRESS về vấn đề: Nộp thuế nhà đất ‘kiểu Mỹ’

“Người sở hữu nhà kể từ khi bắt đầu sở hữu, phải đóng thuế đất cho địa phương. Thuế này đóng hằng năm, mỗi năm hai lần, hạn chót là ngày 10/4 và 10/12.

Thuế đất ở từ 1 đến 3, 4% giá trị căn nhà do từng tiểu bang quy định và ngoài ra còn có cả thêm thuế phụ trội.. Nhưng những khu nhà mới xây, có thể phải đóng từ khoảng 800 USD đến hơn 2.000 USD/năm.

Thuế đất tương đối cao và nghiêm khắc với người sở hữu nhà, nếu không đóng, Chính phủ sẽ phạt. Nếu không đóng phạt, chính phủ sẽ đưa khoản nợ đó vào hồ sơ căn nhà để khi bán, người chủ buộc phải trả. Nhưng nếu sau 3 hoặc 5 năm mà người chủ nhà vẫn không bán nhà, người thu thuế của địa phương sẽ bán đấu giá căn nhà đó. Giá ban đầu chỉ bằng đúng số tiền thuế mà nhà nước cần thu, đôi khi chỉ là hai, ba nghìn USD.

Khi mua hoặc bán, người mua hoặc bán phải trả thuế chuyển nhượng. Những người bán nhà còn phải đóng thuế thu nhập”.

Đũng là ở Mỹ nhà thì nhiều, giá thì rẻ, đôi khi chỉ có vài nghìn đô. Nhưng vẫn không ai mua. Thuế để sở hữu nhà ở Việt Nam mà như thế này chắc cộng đồng mạng lại lên tiếng Việt Nam vi phạm Quyền tự do đi lại và cư trú

Đồng ý với ý kiến của FB Hoàng chí khi đã đưa ra nhận định “luật sư ở Việt Nam cái đéo gì cũng biết, trừ luật“.

Và tóm lại, đừng vội đánh giá hay phán xét một vấn đề gì khi chưa hiểu rõ. Việc “tự do dân chủ quá chớn” sẽ dẫn đến phá hoại./.

Huyền Pha

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây