Trang chủ Đối tượng Vì sao Châu Văn Khảm và Nguyễn Văn Viễn “mất tích”?

Vì sao Châu Văn Khảm và Nguyễn Văn Viễn “mất tích”?

197
0

Trong tuần qua, giới chống đối đưa tin rằng Nhà nước Việt Nam đã bắt một đảng viên Việt Tân là Châu Văn Khảm, cũng một thành viên Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) là Nguyễn Văn Viễn. Họ cũng tiến hành các hoạt động truyền thông để biện hộ cho 2 nhân vật vừa nêu, và công kích rằng Nhà nước Việt Nam đã “bắt người vô cớ và lén lút”.

Vì sao Châu Văn Khảm và Nguyễn Văn Viễn Trong các cuộc phỏng vấn, Việt Tân cho biết ông Châu Văn Khảm, cựu doanh nhân 69 tuổi, là một thành viên tại Australia của đảng này. Gần đây, ông Khảm đã về Việt Nam “qua ngả Campuchia” để “thu thập dữ kiện và lượng định thực trạng nhân quyền” ở trong nước. Ngày 12/01/2019, ông Khảm bí mật gặp một thành viên HAEDC ở TP.HCM là Nguyễn Văn Viễn, và 2 người này “mất tích” kể từ đó cho đến nay. Ngày 14/01, công an khám nhà ông Viễn, với cáo buộc rằng Viễn đã có hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, nhưng không đọc lệnh bắt.

Từ ngày 25/01, đảng Việt Tân và HAEDC bắt đầu tuyên truyền về vụ việc. Một mặt, để biện hộ cho Viễn và Khảm, họ viết rằng việc 2 ông này gặp nhau và thu thập thông tin là hoàn toàn hợp pháp. Họ cũng viết rằng Việt Tân là “một tổ chức đấu tranh đã đăng ký hoạt động ở Hoa Kỳ”, còn ông Viễn “đã tích cực hoạt động để bảo vệ môi trường biển trong vụ Formosa”. Mặt khác, họ công kích rằng Nhà nước Việt Nam đang “đàn áp những người hoạt động”.

Tuy nhiên, những lời biện hộ vừa nêu không hợp lý. Theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015, thì người tham gia các tổ chức có hoạt động lật đổ hoàn toàn có thể bị truy tố vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Và trong khi đảng Việt Tân đã công khai mục đích lật đổ của mình từ lâu, người đứng đầu HAEDC là ông Nguyễn Văn Đài cũng không giấu mục đích này. Thậm chí Đài còn nhiều lần kêu gọi bạo động:

Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi Châu Văn Khảm “về nước qua ngả Campuchia”, ông có thể đã nhập cảnh trái phép.

Hiện nay, thay vì quy kết Việt Nam vi phạm nhân quyền khi bắt ông Khảm, Bộ Ngoại giao Australia đang từ chối cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc “vì lý do bảo mật riêng tư”. Như vậy, nhiều khả năng phía Australia cũng cho rằng ông Khảm đã làm sai luật.

Khi các thành viên Việt Tân và HAEDC vi phạm luật pháp Việt Nam, họ nên sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chẳng có thứ nhân quyền nào cho phép công dân nước này xâm nhập vào nước khác để thu thập thông tin, nhằm phục vụ mục đích lật đổ chế độ.

Loa Phường

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây