Trang chủ Dân quyền PHÉP SO SÁNH DỐT VENEZUELA-VIỆT NAM

PHÉP SO SÁNH DỐT VENEZUELA-VIỆT NAM

215
0

PHÉP SO SÁNH DỐT VENEZUELA-VIỆT NAM

Trang mạng của đài RFA vừa có bài viết tựa đề “Venezuela có là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam?”. Bài viết dựa trên cơ sở chính là câu chuyện biến động chính trị tại đất nước Venezuela. Bài viết cũng phỏng vấn nhiều nhà “dân chủ” ở trong và ngoài nước liên quan tới sự kiện này. Và có điểm chung của nhà đài RFA cũng như các nhà ‘dân chủ” đó là họ đang đặt ra phép so sánh giữa Venezuela với Việt Nam và cho rằng sớm muộn Việt Nam cũng như Venezuela, Việt nam sẽ rơi vào bất ổn, khủng hoảng chính trị-xã hội do cả hai nước này đều xác định “đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Có thể nói đây là một phép so sánh dốt đầy gượng ép của RFA và các nhà “dân chủ”, vì mấy điểm sau:

Thứ nhất, Venezuela chưa hẳn là một nước phát triển theo định hướng XHCN rõ ràng như Việt Nam.

Thứ hai, cái quan trọng hơn, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của Venezuela cũng hoàn toàn không xuất hiện ở Việt Nam. Xin phân tích kĩ điểm này.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của Venezuela trước hết và chủ yếu phải nói tới tình trạng lạm phát tăng cao, Chính phủ kiểm soát lạm phát không hiệu quả dẫn tới đời sống người dân cực kì khó khăn. Lạm phát tại Venezuela được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) thẩm định có thể lên đến 1 triệu phần trăm từ nay đến cuối năm 2018. Theo báo cáo được công bố ngày 05/09/2018 của Quốc Hội Venezuela, lạm phát đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng Tám, có nghĩa là trong vòng một năm, vật giá đã tăng 200.000%.

Đồng tiền quốc gia bolivar như tờ giấy lộn, mang một đống tiền chỉ có thể mua được một cuộn giấy vệ sinh, hoặc một cân cà rốt, hoặc một con gà… Chính phủ phải phát hành tiền mới bỏ bớt 5 số 0, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018, lập sổ yêu nước để có thể mua xăng dầu với giá ưu đãi, tăng lương tối thiểu thêm 34 lần, từ 52 bolivar/tháng lên thành 1.800 bolivar/tháng. Người nghỉ hưu xếp hàng hơn 5 tiếng để nhận được khoản lương hưu tương đương với một hộp cá mòi.

Đây là điểm không hề có ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn này. Ai cũng biết những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. Năm 2018 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được kiểm soát dưới mức 4%, một con số ấn tượng khác xa Venezuela.

Không chỉ kiểm soát tốt lạm phát Chính phủ Việt Nam còn có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 đạt 7,08 %, tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua và là tỷ lệ gần cao nhất ở Châu Á. Chính vì những bước phát triển kinh tế nhảy vọt như thế nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, người dân tuyệt đối tin tưởng vào Chính phủ chứ không dẫn tới bất mãn như Venezuela.

Ngoài ra còn phát kể tới một vấn đề nữa ở Venezuela mà Việt Nam cũng không gặp phải đó là sự chống đối ngấm ngầm, công khi của giới tài phiệt và lãnh đạo bị tước đoạt lợi ích. Chế độ Bolivar, bắt đầu từ tổng thống Chavez và đang được tổng thống Maduro tiếp nối, luôn bị đe dọa vì những đặc quyền của tầng lớp tinh hoa trong nước. Quá trình quốc hữu hóa và kiểm soát một phần lớn các lĩnh vực sản xuất chiến lược (đặc biệt là dầu lửa), cũng như việc phân phối rộng hơn về thu nhập (theo CEPAL, Venezuela là nước ít bất công nhất châu Mỹ Latinh) đã đánh vào quyền lực và sự giầu có của tầng lớp lãnh đạo Venezuela. Từ đó, tầng lớp này đã tập hợp dưới nhiều hình thức để cố lật đổ chính phủ và lấy lại những đặc quyền của họ.

Một số ví dụ tiêu biểu là cuộc đảo chính hụt năm 2002, các cuộc biểu tình có vũ trang, tạo khan hiếm nhiều mặt hàng có chủ đích và có kế hoạch trước các kỳ bầu cử, truyền tải hình ảnh xấu thông qua các cơ quan truyền thông quyền lực bên trong và ngoài nước… Tất cả những điều này không có gì mới và cũng chẳng đặc biệt : các nhóm quyền lực đã sử dụng chiến lược từ thời Chilê của tổng thống Allende trong những năm 1970-1973 và ở Nicaragua cuối những năm 1980.

Còn tại Việt Nam, Chính phủ giải quyết rất hài hòa vấn đề này. Đảng và Chính phủ cũng cố gằng kiểm soát rất tốt, không để hình thành các nhóm lợi ích khuynh đảo nền kinh tế. Các nhóm lợi ích đã hình thành, dùng chiêu bài tham nhũng đục khoét của công đã và đang lần lượt bị Đảng và Chính phủ cho vào lò. Lòng dân của Việt Nam đang lên cao, tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, Chính phủ.

Chỉ hai phân tích nho nhỏ trên để thấy rằng những ai đưa ra phép so sánh Venezuela với Việt nam, cho rằng Việt Nam sẽ sụp đổ như Venezuela là điều hoang tưởng.

Cần nhắc lại rằng, ngay cả thời điểm năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ và trước đó là các nước Đông Âu sụp đổ, Việt Nam vẫn kiên cường đứng vững và tiếp tục phát triển. Thế nên đừng ngu dốt cho rằng Việt Nam sẽ đi theo kịch bản của Venezuea.

Nguồn: Việt Nam cộng hòa (danquyen.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây