Trang chủ Dân quyền Nhân quyền Việt Nam: Làm đúng sao phải chối

Nhân quyền Việt Nam: Làm đúng sao phải chối

204
0

Nhân quyền Việt Nam: Làm đúng sao phải chối

Trang mạng của nhà đài RFA vừa có bài viết giật tít: “Việt Nam chối bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền trước Liên Hợp Quốc”. Theo đó, nhà đài này cho rằng đại diện của Việt Nam đã chối trước Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc về việc đã bắt giữ và kết án nhiều người bảo vệ nhân quyền

Câu chuyện này của nhà đài RFA đưa ra dựa trên việc Việt Nam đang báo cáo định kì phổ quát UPR trước Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên cần khẳng định đây là một cách đặt vấn đề thiếu ngôn ngoan và rất sai của đài RFA.

Rõ ràng Việt Nam chẳng có gì để mà phải chối ở đây cả, bởi thực sự không có chuyện Việt Nam bắt giữ, bỏ tù những người đấu tranh cho nhân quyền mà Việt Nam chỉ bắt giữ, xử lý những người cố tình vi phạm pháp luật.

Những trường hợp mà nhà đài RFA đưa ra như Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội… chẳng phải đều là các đối tượng chống phá chính quyền quyết liệt với mục tiêu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm pháp luật nghiêm trọng hay sao.

Điểm chung của những người này là đều có sự móc ngoặc với bên ngoài, nhất là tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân để tiến hành các hoạt động chống phá. Số này hoàn toàn không phải là nhà dân chủ, nhân quyền gì, mà nhân quyền chỉ là cái vỏ bọc, cái danh nghĩa để che đậy bản chất thật sự của họ là chống phá Nhà nước Việt Nam.

Hay như đối tượng vừa mới bị đưa ra xét xử ngày 22/1 vừa qua, Phan Văn Bình, là thành viên của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu. Họ đâu phải nhà “dân chủ”, “nhân quyền” gì?

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục đối ngoại Bộ Công an, thành viên phái đoàn Việt Nam cũng khẳng định rằng ở Việt Nam chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật.

Ông nói: “Việc bắt giữ, xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật đều tuân thủ quá trình tư pháp chặt chẽ được quy định trong hệ thống luật pháp Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc đúng người, đúng tội, công khai minh bạch.

Ở Việt Nam có hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan như Quốc hội, Viện kiểm sát, Tòa án, Công an và các tổ chức quần chúng. Và đặc biệt là qua phương tiện thông tin đại chúng cùng lực lượng báo chí hoạt động hiệu quả hiện nay ở Việt Nam,”

Và một điều cũng không thể không nói với nhà đài RFA rằng hầu như chẳng có mấy quốc gia nêu vấn đề này, chỉ thấy có ông chủ Mỹ và một số tổ chức thiếu thiện chí, thù địch Việt Nam từ lâu nêu ra như Ân xá quốc tế, Theo dõi nhân quyền quốc tế.

Rõ ràng Việt Nam không hề có chuyện vi phạm nhân quyền qua việc đàn áp người đấu tranh nhân quyền. Thế nên Việt Nam chẳng có gì phải chối.

Nguồn: Việt Nam cộng hòa (danquyen.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây