Trang chủ Luận bàn - Phản biện Kiểm điểm nhân quyền Việt Nam: chó cứ sủa và đoàn người...

Kiểm điểm nhân quyền Việt Nam: chó cứ sủa và đoàn người cứ đi

202
0

Ngày 22/01/2019, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền UPR lần thứ hai của Việt Nam. Hội nghị do các NGO thuộc mạng lưới Không gian Nhân quyền (HRS) tổ chức và có sự tham gia của “Nhóm làm việc UPR 2019”, bao gồm các tổ chức, cá nhân chống đối thân Việt Tân như Lao Động Việt, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân và COSUNAM; cùng 5 tổ chức nước ngoài hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là RSF và ACAT. Đám người nhà của Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Tôn…cũng được tham dự với tư cách khách mời.

Kiểm điểm nhân quyền Việt Nam: chó cứ sủa và đoàn người cứ đi

Toàn cảnh phiên kiểm định nhân quyền (Nguồn: FB).

Theo ghi nhận trước thềm phiên kiểm điểm này, Việt Tân dù chỉ là đại diện tham gia đã vượt mặt các NGO thuộc mạng lưới Không gian Nhân quyền (HRS) để phát ngôn bên lề cũng như thông tin về phiên kiểm điểm này khi nói rằng, sau hội ngị làn sóng phản đối VN sẽ gia tăng trên trường quốc tế và đấy thực sự là sức ép đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, xung quanh phát biểu có tính phô trương hơn là sự thật này, blog Việt Nam mới xin được nêu ra những ví dụ để thấy, điều đó chỉ càng làm cho thế giới thấy rõ hơn về những tiến bộ trong nhân quyền và tự do trên một số lĩnh vực tại Việt nam mà thôi!

Đó là thực tế, dù không ít tổ chức đã lên tiếng, thậm chí đe doạ sẽ vận động một cường quốc nào đó trừng phạt về kinh tế đối với Việt Nam nếu bắt, xét xử và bỏ tù nhân vật này kia. Theo một thống kê chưa chính thức riêng năm 2018, giới chức ngoại giao VN nhận được hơn 100 văn bản từ các tổ chức quốc tế, các NGO về nội dung này. Song thực tế thì nó không khiến cho giới chức trong nước sợ hãi và nao núng.

Và thực tế, nếu chỉ tính riêng năm 2018, giới chức trong nước đã bắt, xét xử và phạt tù gần 50 đối tượng hoạt động chống nhà nước hoặc có những hành vi gây phương hại, làm ảnh hưởng tới lợi ích được bảo vệ của nhà nước.

Đó cũng là thực tế cho thấy, sự can thiệp đó dù có song chỉ là hình thức, không mang nặng yếu tố sức ép.

Cũng trong năm 2018, đã xuất hiện một số sự ra đi theo diện bảo trợ, can thiệp của nước ngoài như trường hợp của Nguyễn Văn Đài và cộng sự (Lê Thị Thu Hà) được sang định cư tại Đức hay như trường hợp mẹ đẻ, 2 con và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được sang Mỹ định cư…

Đó là 2 trường hợp ít ỏi được ra đi theo diện nói trên. Song không phải VN dễ dàng chấp nhận để cho đám chống đối có hạng này ra đi. Mà cần hiểu đó là cách mà giới chức trong nước tống cổ vĩnh viễn những kẻ họ không mấy ưa thích và không mất một tí công sức nào. Và khi ở nước ngoài thì họ sẽ chẳng khác gì những con cá thiếu nước, muốn chống đối đi nữa thì cũng lực bất tòng tâm; cái tâm thế của Cù Huy Hà Vũ hay số phận không thể bi đát hơn của Bùi Tín lúc cuối đời là những ví dụ minh hoạ cho cái sự bi đát đó…

Với những điều đã được chỉ ra để thấy, cái phiên kiểm điểm về nhân quyền lần thứ 2 ở trên chỉ là trò hề, là hình thức; là cách mà đám chống đối bên ngoài đang tự sướng với nhau và quan trọng nhất là giải ngân nguồn tiền chúng nhận được từ những người nhẹ dạ cả tin.

An Chiến

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây