Như tin từ nhiều nguồn cho hay: ngày 22/01/2019, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền UPR lần thứ hai của Việt Nam.
Giống với những gì đã diễn ra trước đó, tham dự sự kiện này là các NGO thuộc mạng lưới Không gian Nhân quyền (HRS), và “Nhóm làm việc UPR 2019”, bao gồm các tổ chức, cá nhân chống đối thân Việt Tân. Mặc nhiên không thấy sự xuất hiện của đại diện giới chức Việt Nam, cụ thể là Uỷ ban nhân quyền của Việt Nam…
Với cách diễn ra như thế nên nếu có những gì quá gay gắt hay quan điểm một chiều tại đó thì cũng hết sức dễ hiểu; không có gì phải quá băn khoăn, hoài nghi.. Thêm một lần nữa, hoạt động này diễn ra theo phương thức đến hẹn lại lên chứ không có nhiều tác động gì đó như mong muốn cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Và với sự tham gia hỗn tạp về thành phần và không thể kiểm soát được như thế nên mới xảy ra tình trạng: “Trong khi HRS không công bố danh tính những thành viên đến dự phiên chất vấn, “Nhóm làm việc UPR 2019” của giới chống đối lại quảng bá thành phần nhân sự của mình một cách ồn ào. Họ bao gồm 5 tổ chức người Việt là Việt Tân, Lao Động Việt, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân và COSUNAM; cùng 5 tổ chức nước ngoài hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là RSF và ACAT. Ngoài ra, họ cũng đem theo một số file đính kèm như vợ của Trương Minh Đức, vợ của Lê Đình Lượng, con trai của Nguyễn Trung Tôn…
Họ đã tiến hành một chuỗi các buổi tiếp xúc với phái bộ thường trực của Mỹ, Na Uy, Cộng Hòa Czech Thụy Sĩ, và đại diện hai văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, họ cũng dự định tổ chức một buổi hội thảo và một cuộc biểu tình bên lề sự kiện, đồng thời tường thuật trực tiếp phiên chất vấn bằng chức năng Livestream của Facebook” (theo Loa Phường).
Đó cũng là lí do đám thành viên của Việt Tân dễ dàng thao túng, biến đó thành diễn đàn của mình.
Theo ghi nhận, song song với việc có mặt tại Hội nghị, tham gia vào quá trình điều trần, đám Việt Tân còn lợi dụng sự kiện này để đánh bóng tên tuổi, vai trò và giá trị của mình. Bằng các nguồn thông tin khác nhau, đám này đã lan truyền rằng, tại iểm điểm nhân quyền UPR lần thứ hai của Việt Nam, Việt Nam sẽ phải đối diện với những làn sóng phản đối từ quốc tế’ sẽ không chỉ các tổ chức phi chính phủ (NGO) lên tiếng mà còn cả chính giới các nước.
Chúng cũng tuyên bố rằng, nếu VN không thay đổi cách ứng xử đối với những vấn đề nhân quyền, không biết tôn trọng hơn đối với các công ước quốc tế về nhân quyền thì đấy là lực cản cho VN trong quá trình hội nhập; giá trị con người Việt Nam sẽ mãi không được nâng hạng…
Song, có lẽ trong kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR lần thứ hai của Việt Nam này, đám Việt Tân đã làm tốt hơn vai trò đánh bóng tên tuổi; nhưng họ đã lầm tưởng trong gieo rắc những điều tệ hại đối với tình hình nhân quyền tại Vn và những câu chuyện bên lề. Bởi theo một thống kê thì đây không phải là lần đầu Việt Nam bị đám Việt Tân giở trò hạ bệ theo kiểu này. 5 năm nay Việt Tân đã tiến hành hàng trăm đợt tháu cáy và bẩn tưởi như thế. Song, điều họ có được là sự vững vàng hơn của VN trong các hội nghị, phiên điều trần; đáng nói hơn, điều đó cũng không làm thay đổi sự đánh giá từ các tổ chức chính danh hơn đối với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Và tồi tệ hơn, những động thái của VN bị đưa vào để lên án, tố cáo “vi phạm nhân quyền” không những không giảm mà còn dấu hiệu tăng lên. Chỉ riêng năm 2018 đã có hàng chục nhà dân chủ, hoạt động chống nhà nước bị nhập kho trong tuyệt vọng; một số ít khi được can thiệp đã được ra đi nhưng sẽ vĩnh viễn không có đường để quay về…
Đó là những điều khiến bất cứ ai cũng phải giật mình về hiệu quả cũng như tác động của những kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR đối với giới chức tại Việt Nam.
Nguồn: Mõ làng