Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đám thù địch vẫn “cố đấm ăn xôi” với Luật An ninh...

Đám thù địch vẫn “cố đấm ăn xôi” với Luật An ninh mạng

180
0

Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2019. Tuy nhiên, trong khi cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện các dự thảo văn bản, nghị định hướng dẫn thi hành để đảm bảo hiệu lực pháp luật thì các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động vẫn tiếp tục tung ra các luận điệu, chiêu trò cũ, đòi hoãn, sửa, thậm chí kêu gọi tẩy chay thi hành luật.

Đám thù địch vẫn “cố đấm ăn xôi” với Luật An ninh mạng

Có thể kể đến như:

– Tổ chức Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam “hoãn và sửa” Luật An ninh mạng. HRW lý lẽ rằng, Việt Nam cần phải hoãn áp dụng Luật An ninh mạng và sửa đổi bởi luật này được thi hành, bất cứ ai sử dụng Internet tại Việt Nam đều không “an toàn”, ai cũng bị “kiểm soát gắt gao”. Họ cho rằng, nếu áp dụng các biện pháp kiểm soát, xử lý mà “không có lệnh của tòa án” là vi hiến.

– Hùa theo HRW, tổ chức Ân xá quốc tế (AI) cũng ra thông báo lên tiếng “yêu cầu Việt Nam đình chỉ thi hành Luật An ninh mạng”.

– Được dịp, các trang mạng như RFA, VOA… đưa nhiều ý kiến, bài viết nói rằng “nhiều người có ảnh hưởng kêu gọi thách thức Luật An ninh mạng” song những cái tên mà họ gọi “người có ảnh hưởng” dưới danh nghĩa luật sư, trí thức, nhà “dân chủ” là đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước, nhân dân Việt Nam.

Thực ra, luận điệu này đã có ngay từ khi dự án này còn soạn thảo, lấy ý kiến, đến khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Nay, khi luật có hiệu lực thi hành, thấy việc kêu gọi hay “yêu cầu” không có hiệu quả, họ lại tiếp tục điệp khúc nhai lại luận điệu cũ, đưa ra lời lẽ có tính hù dọa. Số này còn cổ súy, kêu gọi các nghị sĩ Mỹ cùng “chung tay” hòng gây áp lực lên Quốc hội Việt Nam.

Cái cách mà HRW hay các tổ chức đối nghịch vẫn giở điệp khúc lâu nay, đó là biến có thành không, không thành có, sử dụng chiêu trò giả dối để vu cáo. Những nhân vật mà HRW đưa ra để viện dẫn cho cái gọi là “đàn áp nhân quyền” cũng lặp lại ở danh sách mà Freedom House sử dụng nếu như số “nhà dân chủ, nhân quyền” đó hoạt động chống phá bằng kênh truyền bá trên internet.

Luật đã chính thức có hiệu lực thi hành, việc bây giờ là hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để đảm bảo luật thực thi chứ không phải là lúc bàn chuyện nên hay không nên ban hành luật. Không có căn cứ nào để xem xét chứ chưa nói đáp ứng những đòi hỏi vô căn cứ như thế xung quanh Luật An ninh mạng.

LOXEBEN

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây