Trang chủ Luận bàn - Phản biện HRW lại “phán” về nhân quyền Việt Nam

HRW lại “phán” về nhân quyền Việt Nam

193
0

TÂM BÌNH

HRW lại “phán” về nhân quyền Việt Nam

Tổ chức Human Rights Watch, ảnh internet

Ngày 17.1.2019 tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch), một tổ chức phi chính phủ, có trụ sở chính tại Mỹ đưa ra bản Phúc trình Toàn cầu 2019. Trong đó nêu lên tình trạng dân chủ tại Việt Nam là “xuống cấp nghiêm trọng”, điều đó có thực sự đúng?

643 trang trong báo cáo nhân quyền năm 2018, họ dành 6 trang mô tả chi tiết tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, một bức tranh đầy u ám do họ vẽ ra cho Việt Nam, đâu là những yếu tố để họ công bố những kết luận mang tính chủ quan, không còn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước tươi đẹp này.

Thứ nhất, đó là vấn đề tự do ngôn luận

Vấn đề mà báo cáo nhấn mạnh đó là việc 21 cá nhân được coi là đấu tranh cho dân chủ của người dân Việt Nam bị bắt và bị xử lý, 21 cá nhân đó là ai: Nguyễn Bắc Truy, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn… Những con người này có thực sự hoạt động cho nền dân chủ của nước nhà hay chỉ là sự giật dây của các tổ chức phản động nước ngoài, có phải đó chỉ là công việc làm công ăn “lương” mà họ phải làm để kiếm sống. Ý kiến trái chiều có thể giúp xã hội tiếp tục phát triển, nhận ra những thiếu sót để khắc phục, chứ không phải những ý kiến lề trái với những âm mưu kích động, lời lẽ hằn học, ý đồ gây mất ổn định và phá hoại. Có thể khẳng định 21 cá nhân đó xứng đáng bị pháp luật Việt Nam trừng trị.

Thứ hai, đó là vấn đề hạn chế tự do lập hội, nhóm, tư do tôn giáo

Họ nói rằng Việt Nam nghiêm cấm lập hội nhóm, các tổ chức công đoàn, các tổ chức nhân quyền, công an đàn áp người biểu tình… Tuy nhiên, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Khi mà quyền này bị lạm dụng, bị những phần tử xấu, những phần tử cơ hội kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân và phát triển của xã hội, thì cần thiết phải xử lý, không thể khoan nhượng. Chúng ta chắc còn nhớ vụ việc một bộ phận người dân Bình Thuận bị giật dây, bị lôi kéo. Những người dân đó thực sự chỉ là nạn nhân của những kẻ đột nốt “dân chủ” mà thôi.

Thứ 3, hệ thống tư pháp hình sự

Họ nói rằng sự thay đổi trong hệ thống tư pháp không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của quốc tế. Nhưng thực tế hệ thống tư pháp Việt Nam là điểm nhấn chính khẳng định sự cố gắng không biết mệt mỏi của cả hệ thống chính trị. Những bộ luật mới ban hành, như luật tố tụng hình sự, luật hình sự,… đã thể cụ thể hóa tư tưởng của Hiến pháp “tôn trọng quyền con người, quyền công dân”, hay như luật an ninh mang đã bặt kịp xu thế của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái trên không gian mạng vô cùng cần thiết, là một phần không thể tách rời với an ninh, an toàn của quốc gia và đời sống của mọi người dân trên lãnh thổ hình chữ S này.

Đây là những yếu tố, những vấn đề mà HRW quy kết tình hình dân chủ tại Việt Nam là “xuống cấp nghiêm trọng”. Đó có thực sự công bằng, suy xét một cách khách quan, đúng thực tế tại Việt Nam hiện nay.

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây