Trang chủ Loa Phường Giới chống đối có nên hy vọng vào kỳ UPR không?

Giới chống đối có nên hy vọng vào kỳ UPR không?

157
0

Phiên kiểm điểm nhân quyền UPR lần thứ hai của Việt Nam sẽ được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 22/01/2019. Có hai nhóm phi chính thống người Việt tham dự sự kiện này – là các NGO thuộc mạng lưới Không gian Nhân quyền (HRS), và “Nhóm làm việc UPR 2019”, bao gồm các tổ chức, cá nhân chống đối thân Việt Tân. Trong tuần qua, hai nhóm người này đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về sự kiện, để phục vụ mục đích riêng của mỗi nhóm.

Giới chống đối có nên hy vọng vào kỳ UPR không?

HRS chủ yếu tuyên truyền qua fanpage “UPR Vietnam”. Trong quá trình tường thuật diễn biến kỳ UPR, họ đăng lên page này tất cả các câu hỏi chất vấn mà các nước khác đặt ra cho Việt Nam, để độc giả vào tự do bình phẩm. Bằng cách này, họ mượn lời các quốc gia khác để công kích các chính sách liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng đề nghị độc giả đặt câu hỏi về kỳ UPR, để chuyên gia của họ giải đáp.

Trong khi HRS không công bố danh tính những thành viên đến dự phiên chất vấn, “Nhóm làm việc UPR 2019” của giới chống đối lại quảng bá thành phần nhân sự của mình một cách ồn ào. Họ bao gồm 5 tổ chức người Việt là Việt Tân, Lao Động Việt, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân và COSUNAM; cùng 5 tổ chức nước ngoài hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là RSF và ACAT. Ngoài ra, họ cũng đem theo một số file đính kèm như vợ của Trương Minh Đức, vợ của Lê Đình Lượng, con trai của Nguyễn Trung Tôn… Họ đã tiến hành một chuỗicác buổi tiếp xúc với phái bộ thường trực của Mỹ, Na Uy, Cộng Hòa Czech Thụy Sĩ, và đại diện hai văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, họ cũng dự định tổ chức một buổi hội thảo và một cuộc biểu tình bên lề sự kiện, đồng thời tường thuật trực tiếp phiên chất vấn bằng chức năng Livestream của Facebook.

Trong chuỗi hoạt động vừa nêu, “Nhóm làm việc UPR 2019” chủ yếu đưa khuyến nghị và tuyên truyền về 4 vấn đề – là việc các “nhà hoạt động” của họ bị đàn áp, vụ Formosa, Luật An ninh Mạng, và điều kiện sống của các “nhà hoạt động” đang thi hành án. Sau khi trao đổi với họ, các phái bộ nước ngoài hứa sẽ quan tâm đặc biệt đến 5 trường hợp, là Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Trần Thị Nga, Trần Hoàng Phúc và Lê Đình Lượng.

Khi tuyên truyền đến người Việt, đảng Việt Tân lặp đi dặp lại một thông điệp rằng trong kỳ UPR này, Nhà nước Việt Nam sẽ “phải đối mặt với làn sóng phản đối từ quốc tế”. Họ làm vậy để khiến giới chống đối đặt hy vọng vào kỳ UPR, là vào họ – kẻ làm “cầu nối” giữa các hội đoàn trong nước với UPR. Nhưng cần nhớ rằng sau 5 năm kể từ kỳ UPR trước, các nhóm chống đối đã chỉ yếu đi thay vì mạnh lên, và số “nhà hoạt động” nhập kho đã chỉ tăng chứ không giảm. Vì vậy, nếu giới chống đối tiếp tục đặt hy vọng vào UPR, vào Việt Tân hay các thế lực nước ngoài, họ sẽ sớm phải thất vọng và trả giá.

Cũng cần lưu ý rằng 4 vấn đề mà Việt Tân định nêu trong phiên điều trần chỉ đặt ra với riêng giới chống đối, chứ không đặt ra với đông đảo người Việt. Vì vậy, nếu phương Tây đặt trọn niềm tin vào các bản báo cáo của Việt Tân, họ sẽ đánh giá tình hình chính trị Việt Nam một cách lệch lạc.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây