Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cư dân Lộc Hưng đang tự đẩy mình vào thế đường cùng...

Cư dân Lộc Hưng đang tự đẩy mình vào thế đường cùng (kỳ 1)

246
0

Trong hai ngày 04/01 và 09/01/2019, UBND quận Tân Bình đã cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên khu đất “vườn rau Lộc Hưng”. Vì các công trình này được xây bởi một nhóm di dân Công giáo đã chiếm dụng trái phép khu đất từ nhiều năm nay, và phối hợp, chia sẻ lợi ích với các tổ chức, cá nhân chống đối trong quá trình chiếm dụng, từ ngày mùng 4 đến nay, đợt cưỡng chế đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận chống đối. Trong tuần qua, 4 chủ thể liên quan đến vụ việc – gồm chính quyền địa phương, nhóm cư dân “vườn rau”, 17 luật sư đại diện cho họ, và các tổ chức, cá nhân chống đối trên địa bàn TP.HCM – đã có một loạt động thái mới liên quan đến vụ việc.

Cư dân Lộc Hưng đang tự đẩy mình vào thế đường cùng (kỳ 1)

Cụ thể, chính quyền địa phương đã đưa ra một số tuyên bố để ổn định dư luận. Một mặt, họ khẳng định mỗi hộ dân đang canh tác nông nghiệp trên khu đất này sẽ được hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 theo đơn giá đất nông nghiệp; được hỗ trợ khoản tiền tương đương doanh thu từ việc trồng rau trong 3 tháng; được hỗ trợ dạy nghề mới theo nguyện vọng cá nhân; và riêng những hộ nghèo, neo đơn sẽ được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội. Mặt khác, họ khẳng định rẳng cả 134 hộ dân sống trong “vườn rau Lộc Hưng” đều có ngôi nhà khác ở bên ngoài; và rằng khi tháo dỡ các công trình trái phép trong “vườn rau”, họ “đã phát hiện có phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông có nội dung tuyên truyền xấu”.

Sau khi chính quyền địa phương phát đi những thông điệp trên, nhóm cư dân “vườn rau” tiếp tục tỏ thái độ bất hợp tác. 20 hộ dân ở đây đã thuê 17 luật sư đại diện, rồi cùng nhóm luật sư tiến hành nhiều hoạt động như tụ tập nộp đơn ở các cơ quan công quyền, viết thư “kêu cứu” gửi các lãnh đạo Nhà nước, chuẩn bị khởi kiện những người liên quan đến vụ cưỡng chế giải tỏa… Trong các hoạt động này, họ nhắc lại yêu sách cũ của mình – rằng Nhà nước phải công nhận quyền sử dụng đất của họ trước, còn đền bù với mức giá nào thì tính sau. Với quan điểm đó, họ từ chối nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Cả nhóm cư dân lẫn nhóm luật sư đều tiền hành nhiều hoạt động tuyên truyền để thuyết phục dư luận ủng hộ yêu sách của họ.

Hoạt động tuyên truyền của nhóm cư dân, được đại diện bởi Cao Hà Chánh và Cao Hà Trực, đang đi theo hai hướng. Trong hướng thứ nhất, họ cung cấp cho đài BBC tiếng Việt một bản tường trình sai sự thật về nguồn gốc của khu đất “vườn rau Lộc Hưng”. Cụ thể, họ nói rằng khu đất này vốn thuộc quyền sở hữu của Hội truyền giáo Thừa sai Paris Sơn Tây; Giáo hội đã cho nhóm cư dân mượn khu đất này từ năm 1954, rồi sau đó mới cho Tổng Nha viễn thông của Pháp mượn một phần đất để làm đài antenna. Trong khi đó, cả những giấy tờ mà nhóm cư dân đăng lên mạng hồi tuần trước lẫn bản báo cáo năm 2016 của UBND TP.HCM đều khẳng định rằng khu đất này vốn thuộc Tổng Nha viễn thông của Pháp, sau đó linh mục Đinh Công Trình thuộc Hội Thừa sai Paris Sơn Tây đã làm đơn xin khu đất này để làm nơi sinh sống, trồng trọt cho nhóm di dân từ miền Bắc.

Trong hướng tuyên truyền thứ hai, họ tiếp tục tự mô tả mình như một nhóm dân nghèo, vô tội, bị chính quyền địa phương tước đoạt và dồn vào đường cùng, vì vậy cần cộng đồng thương hại và bảo vệ. Cụ thể, họ trả lời phỏng vấn các báo nước ngoài rằng họ đã đi nộp đơn ở văn phòng tiếp dân của UBND, Văn phòng Quốc hội và Thành ủy TP.HCM, nhưng hai cơ quan sau đã cho bảo vệ bao vây, chặn lại và không tiếp; rằng Văn phòng Tiếp dân của thành phố từng ra văn bản đề nghị lãnh đạo thành phố có buổi tiếp xúc với họ, nhưng đến nay vẫn chưa có buổi tiếp xúc này; rằng truyền thông chính thống nói sẽ xử lý “20 đối tượng chống đối” trong số họ, khiến họ “bị tổn thương”; rằng họ “dù phải chết cũng làm đến cùng”, vì “đã bị đẩy vào đường cùng, không còn nguồn sống”. Họ cũng nói rằng dù 134 hộ dân “vườn rau” có nhà ở ngoài, đó thường là nhà của con cái đã ra ở riêng, trong đó nhiều căn rất chật hẹp. Nhiều người trong số họ đã bán nhà, nên không còn nơi khác để đi ngoài vườn rau. Cùng lúc đó, các báo nước ngoài và giới chống đối tiếp tục đưa tin rằng cư dân của “vườn rau Lộc Hưng” đều là những người có hoàn cảnh khó khăn – như nông dân nghèo, sinh viên nghèo, thương phế binh VNCH, dân bán vé số…

Trong khi nhóm cư dân “vườn rau” tập trung khai thác vụ việc về mặt tình, 17 luật sư đại diện cho họ lại khai thác vụ việc về mặt lý. Nhóm luật sư – bao gồm những gương mặt quen thuộc như Trần Vũ Hải, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Trịnh Vĩnh Phúc… – đã ra thông cáo rằng truyền thông chính thống đang “đưa tin một chiều” về vụ việc, khi không công bố các tài liệu và lập luận của phía cư dân. Sau đó, họ nhắc lại quan điểm và yêu sách của nhóm cư dân, đồng thời nói rằng chính quyền quận Tân Bình đã làm sai thủ tục pháp lý khi xử lý vụ việc này, trên 3 điểm. Thứ nhất, Quận không công bố các văn bản cho thấy sau năm 1975, khu đất “vườn rau Lộc Hưng” thuộc sở hữu của một cơ quan nhà nước. Thứ hai, khi cưỡng chế tháo dỡ các căn nhà xây trái phép, Quận chỉ đưa ra một bản thông báo cưỡng chế của Chủ tịch Phường, chứ không đưa ra các quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính trong việc xây dựng… Thứ ba, Quận chỉ hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 cho những hộ đang canh tác rau trong khu đất, mà không hỗ trợ những hộ đã bỏ canh tác để xây nhà. Như vậy, một những hộ dân đã bỏ trồng rau để xây nhà coi như mất trắng khu đất.

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân chống đối đang giúp lan truyền thông điệp của nhóm cư dân và nhóm luật sư, đồng thời quyên góp tiền để ủng hộ họ. Chẳng hạn, từ ngày 10/01, Sương Quỳnh đã vận động cộng đồng góp tiền để giúp Phạm Thanh Nghiên và các hộ khác ở “vườn rau” xây nhà mới. Kha Lương Ngãi là người nhận các khoản quyên góp này. Tính đến ngày 16/01, đã có 95 người quyên góp 215.020.000 VNĐ cho Phạm Thanh Nghiên, và 6 người quyên góp 28.638.000 VNĐ cho các cư dân còn lại. Như vậy, số tiền quyên cho Phạm Thanh Nghiên lớn gấp 7,5 lần số tiền quyên cho các tư dân còn lại của “vườn rau”.

Cũng trong chiến dịch từ thiện vừa nêu, ngày 19/01, Dòng Chúa Cứu thế viết trên Facebook rằng một người giấu tên đã dùng tấm tôn trong đống đổ nát ở “vườn rau Lộc Hưng” để chế ra một bông hồng thép. Mẹ của người này cũng đem tiền lương hưu ra giúp đỡ nhóm dân “vườn rau”. DCCT dùng ảnh chụp bông hồng này để tuyên truyền rằng Nhà nước đại diện cho “hủy diệt” và “hận thù”, còn giới chống đối, bao gồm họ, đại diện cho “tình yêu thương”.

Trong khi đó, một chủ thể quan trọng trong vụ việc này, là Giáo hội Công giáo, đã không có phát ngôn nào từ ngày 04/01 đến nay. Dư luận chống đối chỉ đăng lại một tuyên bố của Toà tổng giám mục Sài Gòn có từ năm 2007.

(Còn nữa)

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây