Trang chủ Đối tượng XUYÊN TẠC LÀ BẢN CHẤT CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN...

XUYÊN TẠC LÀ BẢN CHẤT CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN – HRW

252
0

Ngày 17/01/2019 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) đã đưa ra cái gọi là bản Phúc trình toàn cầu 2019 dài 674 trang xem xét các hoạt động nhân quyền tại hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và chúng tiếp tục cái bản chất xuyên tạc về Việt Nam khi cho rằng “Việt Nam đã gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2018”.

Thậm chí, bản phúc trình còn xuyên tạc rằng, năm 2018“chính quyền Việt Nam đã tìm cách phá vỡ một số mạng lưới bất đồng chính kiến và ít nhất 42 người đã bị kết án vì bày tỏ ý kiến chỉ trích chính phủ, tham gia các cuộc biểu tình một cách ôn hòa hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ”. Quý độc giả chắc sẽ không ngạc nhiên khi những cái tên mà HRW đưa ra đó cũng là những gương mặt đội lốt dân chủ quen thuộc như các thành viên của tổ chức phản động “Hội Anh em Dân chủ”, “Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết”. Cùng với đó, HRW còn xuyên tạc cho rằng “tất cả các phương tiện truyền thông ở Việt Nam đều nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước và Đảng. Luật An ninh mạng là cách mới nhất mà các nhà chức trách đang cố gắng kiểm soát internet và cắt đứt mọi người truy cập vào các quan điểm độc lập”.

XUYÊN TẠC LÀ BẢN CHẤT CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN - HRW

Rõ ràng những gì mà HRW đưa ra trong bản Phúc trình toàn cầu 2019 cũng không còn xa lạ với cộng đồng mạng và đó dường như là một lập trình sẵn, một “bản năng xuyên tạc” của tổ chức này từ khi thành lập đến nay với những luận diệu vu cáo, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Nhắc lại về HRW và những hoạt động xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tác giả xin được đưa ra một số thông tin sau để quý độc giả cùng rõ:

Tiền thân của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích “giám sát” Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động của HRW hiện tại thì có thể thấy tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành “con rối” đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị của các nước lớn.

Từ trước tới nay, HRW vẫn luôn tự khẳng định rằng đây là tổ chức phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, cách đưa các tin bài hay các bản Phúc trình toàn cầu về nhân quyền như trên đã thể hiện sự sai lệch, có dụng ý nhằm vào các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội, và các nước Hồi giáo…; đồng thời tâng bốc các giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính “công tâm”, “độc lập” của HRW và bản chất hoạt động của HRW là như thế nào.

Đến hẹn lại lên, các báo cáo Phúc trình toàn cầu của HRW luôn phủ nhận các thành tựu phát triển nhân quyền ở 1 số quốc gia đối lập hoặc có thể chế chính trị là chủ nghĩa xã hội như Việt Nam; và thực chất các thông tin đó chỉ là sự cóp nhặt những thông tin sai sự thật, một chiều, phiến diện và có dụng ý xấu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam do các tổ chức phản động, thế lực thù địch tán phát trên mạng Internet hoặc rêu rao trên vài tờ báo lá cải ở hải ngoại. Rồi mỗi khi các cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hay xét xử một số đối tượng chống đối chính trị như: Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà,… thì y như rằng HRW lại nhanh chóng ra thông cáo báo chí chỉ trích, lên án, yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện các đối tượng này.

Thậm chí, HRW còn hậu thuẫn tài chính, kích động một số đối tượng chống Nhà nước Việt Nam dưới hình thức trao “Giải thưởng Hellman – Hammett” vắng mặt. Đây là giải thưởng do HRW lập ra cách đây gần 30 năm để hỗ trợ về tài chính cho các nhân vật được gán cho nhãn hiệu là “nhà văn đấu tranh cho nhân quyền phương Tây”. Nhưng gần đây, HRW đã lái việc trao “giải thưởng” này cho cả những nhân vật chống chính quyền, gây mất an ninh trật tự ở Việt Nam. Và những cái tên HRW “trao giải thưởng” từ năm 2001 đến 2011 sẽ thấy mục đích của HRW cụ thể là gì, bởi từ Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài đến Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Khắc Toàn… đều là công dân Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Trong số họ chẳng có người nào là “nhà văn” như tiêu chí để xét trao “Giải thưởng nhân quyền Hellman – Hammett”. Những người này có điểm chung là bán rẻ danh dự, nhân phẩm, tự nguyện trở thành công cụ trong tay thế lực xấu để chống phá đất nước, chống phá chế độ.

Vì thế, “Giải thưởng nhân quyền Hellman – Hammett” chẳng qua chỉ là một màn kịch dựng sẵn một cách vụng về trên sân khấu chính trị, mượn cái lốt “dân chủ, nhân quyền” để phá hoại xu hướng phát triển tiến bộ của các quốc gia luôn giữ vững độc lập và tự chủ, tự chọn con đường phát triển của mình, trong đó có Việt Nam.

Do đó, sẽ chẳng có gì là vội vàng khi khẳng định HRW chưa bao giờ quan tâm đến nhân quyền. Tổ chức này chỉ quan tâm đến lợi ích của những người đang muốn chi phối thế giới này bằng các giá trị do họ sản xuất và áp đặt mà thôi, và “nhân quyền” thực ra là cái bình phong để giúp chúng thực hiện được mưu đồ này. Vậy nên, những gì trong bản Phúc trình toàn cầu 2019 mà HRW đưa ra vào ngày 17/01/2019 vừa qua lại càng tiếp tục làm rõ thêm bản chất xuyên tạc của tổ chức này./

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây