Đã 45 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người Việt Nam. Và cũng từng thời gian đó nhà nước ta vẫn đang tìm mọi cách đấu tranh đòi lại những gì của tổ tiên chúng ta bao đời dựng xây để lại cho con cháu hôm nay. Chủ đề này không mới nhưng để hiểu về nó thì không ai cũng biết cả. Ngụy quyền VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các “chiến binh hèn nhát” vẫn ngày đêm ra rả chửi “Việt Cộng”.
Có một sự thật mà chính các sỹ quan của ngụy quân VNCH Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ-16 đã xác nhận: “May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.”
Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy?
1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?.
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và ngụy quân VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tàu ngụy quân VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH – Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay ngụy quân VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh “Hải chiến Hoàng Sa 1974” không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm… thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phía Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
Những câu hỏi Tại sao này chắc phải để lại cho các “chiến binh cờ vàng” đang đêm ngày “thăng cấp” vì chưa “giải ngũ” bên Cali hay Bolsa trả lời.
Tuy nhiên, để mở rộng đường để tìm hiểu về trận “hải chiến” này mà các sỹ quan ngụy quân VNCH vẫn nổ banh salon suốt 45 năm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút “bí mật” về trận chiến này.
Trong “Tường thuật Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa, tên Ðại tá Hà Văn Ngạc, Hải đội trưởng Hải đội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Ông ta chép hồi ký thanh minh rằng ông ta phải chạy vì Tầu Khựa kéo đến ồ ạt loại chiếm hạm diệt hạm Komar-class (mã tàu theo các NATO là Project 183R class, Liên Xô). Thực chất, đó là nhảm nhí huyễn hoặc, bởi Trung Quốc chỉ có 4 tàu rà mìn nhỏ Kronstadt (Project 122bis, mã tên NATO Kronshtadt class).
1. Trung Quốc
Trung quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396; 2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc).
Vũ khí của các “siêu chiến hạm” Kronstad-Class lớn nhất có 2×2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi…. hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu – tầu.
>> Chỉ số pháo:
– 4 nòng 85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân).
– 8 nòng 57mm liên thanh (súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh nhưng liên thanh ww2 bắn bằng kẹp đạn 4 viên nạp thủ công).
– 12 nòng 37mm
– 8 nòng 25mm
– Nếu chỉ tính pháo chống tầu, thì ngụy quân VNCH có 2 nòng 127mm và 4 nòng 76mm. Trung Quốc có 4 nòng 85mm.
2. Ngụy quân VNCH
Còn đây là vũ khí chính của ngụy quân VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới giương mắt lên nhìn. Cũng không tính ở đây các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả:
+ RVNS Trần Bình Trọng HQ-05. Choán nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng. Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.
+ VNS Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.
+ RVNS Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall, mạnh nhất trong trận đánh này. Choán nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar – máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không. Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh 60 phát/phút (“hải pháo 76 ly tự động”), điều khiển radar – máy tính. Đây là các pháo đa năng vừa bắn thẳng đạn xuyên vừa câu cầu vồng đạn phá. Ngoài ra, tầu có 2 pháo liên thanh 40mm, 8 pháo liên thanh 20mm, 3 ống lôi 533, 8 nòng phóng tên lửa mang bom chìm chống ngầm, và 3 giàn phóng bom chìm khác.
Đáng ra chỉ 1 tầu này cũng làm gỏi quân Trung Quốc. Bởi lúc đó, bắn bằng máy tính – radar là cực lỳ ưu thế so với quân Trung Quốc, càng ưu thế hơn khi tầu có tốc độ cao.
+ RVNS Nhật Tảo HQ-10: Choán nước 650 tấn, 1 pháo 76mm; 4 nòng 40mm; 6 nòng 20mm. Tầu rà mìn được đóng trong WW2. Tuy là tầu yếu nhất hạm đội, nhưng cũng to gấp đôi tầu lớn nhất bên Trung Quốc. Về bắn pháo đối kháng tầu – diệt – tầu, thì Nhật Tảo hầm hố chẳng kém gì các tầu mạnh nhất của Trung Quốc, đương nhiên là ăn gỏi lớp Project 122bis – mã tên NATO Kronshtadt class. Chỉ riêng đám pháo liên thanh 40mm của nó đã là khủng khiếp so với đám tầu rà mìn và tầu cá Trung Quốc.
>> Chỉ số pháo:
– 2 nòng 127mm
– 4 nòng 76mm, trong đó có 3 nòng bắn nhanh (“hải pháo 76 ly tự động”), đặc biệt có ngắm bắn máy tính – radar
– 16 nòng 40mm liên thanh.
– 14 nòng 20mm liên thanh.
– Các súng nhỏ hơn không tính.
>>>>> Như vậy, tương quan lực lượng của ngụy quân VNCH so với Trung Quốc hoàn toàn áp đảo. Hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi ngụy quân VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới. Như thế, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa. Trung Quốc ban đầu cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo. Với lực lượng như thế, ngụy quân VNCH có thể khiến cho các tầu Trung Quốc cút về nước trong một nốt nhạc!
Nhưng không! Sự thật là Mỹ – ngụy quyền VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc.
======
Tuan Le
Ảnh 1 và 2: Tàu Trung Quốc
Ảnh 3, 4, 5, 6: Các tàu HQ4, 5, 10, 16 của ngụy quân VNCH