Những ngày qua trên mạng xã hội nổi lên tranh luận, bàn tán xung quanh buổi lễ tất niên của một hội nhóm những người yêu đồ lính ở Hà Nội và các tỉnh lẻ tổ chức tại khu vực Chùa Trầm, Chương Mĩ, Hà Nội. Có thể tìm hiểu dễ dàng về gu “thời trang”, kiểu cách ăn chơi của những nhóm này thông qua Facebook và các group, Fanpage của các cửa hàng buôn “đồ lính”, phần đông là các mẫu đồ lính Mỹ, Hàn, Thái hay mẫu các nước khác được cho là “độc”, “ấn tượng”
Tuy nhiên, một số thành viên tham dự quay clip phát lồng nhạc VNCH và cùng với đó vài fan tham dự đang được cho là mặc những trang phục lính VNCH nên dẫn đến một bộ phận dân mạng để ý và nhất là sau khi giới zân chủ như các trang Nhật ký yêu nước hay mấy fan Việt tân PR cho nó với hàm ý ca tụng “chế độ VNCH đã chết nhưng vẫn còn sống trong lòng dân”, cùng với đó là các bình phẩm xúc phạm đồ lính của bộ đội cụ Hồ “xấu”, “rách rưới” … nên chẳng ai thích, không ai thèm mặc nó, đồng nghĩa với việc “chế độ đang sống nhưng đã …chết”.
Có thể nói xu hướng thích chơi đồ lính để đi phượt, chụp ảnh dã ngoại tạo ấn tượng độc, lạ, phong cách là tâm lý khá phổ biến. Nên dễ hiểu một số chủ shop buôn đồ lính đều tích cực “phát triển” hội nhóm ăn chơi kiểu này.
Ở các tỉnh phía nam, báo An ninh thế giới cũng như một số báo khác từng lên án khuynh hưởng “ảo tưởng” của những người thích mặc đồ lính này
Xem link http://antg.cand.com.vn/Phong-su/Ao-tuong-thu-choi-do-linh-420776/
Chính nhờ phong cách sống ảo này mà các shop buôn đồ lính “độc, lạ” làm ăn thịnh vượng. Qua phong cách của một số chủ shop buôn đồ lính tham dự buổi gặp mặt, giao lưu trên có thể nói họ thuần tuý cổ vũ kiểu chơi này chứ không hề có chút ý thức về chế độ chính trị gắn theo nó như mấy anh chị zân chủ ảo tưởng kia. Do vậy người viết đồng tình với nhận định về trào lưu này của báo trên.
“Tuy nhiên, do hiện nay có khá nhiều người còn hoài niệm về ký ức của cuộc chiến đã qua từ rất lâu và đã trôi sâu vào quá khứ. Họ vô tình trở thành “con mồi” đáng thương cho những tay làm ăn gian dối. Không ít “tay chơi” nhưng tỏ ra ngây thơ cho rằng, xài đồ “nhà binh” nhằm thể hiện sự hiểu biết về thời cuộc, đồng thời chứng tỏ được đẳng cấp của một người lắm tiền bạc.
Nếu là giới trẻ, đa số là dân chơi phượt, thích dã ngoại, săn bắn và dân chơi thời trang… kinh dị. “Ngày nay, mặc bộ đồ “nhà binh” đi trên phố, luật pháp không cấm nhưng chẳng khác gì một người mặc đồ tắm biển đi ra phố, nó kỳ dị và khác thường”, luật sư Trí nói.
Còn theo TS. Văn hóa học Hồ Văn Tường: Những người thích chơi đồ “nhà binh”, họ luôn thích sống trong ảo tưởng về quá khứ, trong khi thực tại đời sống của họ no đủ bội phần. Đây là một quan niệm lệch lạc, bộc lộ sự mất phương hướng trong lối sống, dẫn đến tự hạ thấp giá trị của bản thân”
Người viết dành khá nhiều thời gian tìm hiểu một số người trong hội này thì thấy thành phần livestream lồng nhạc VNCH hoặc cố ý phát nhạc này trong buổi gặp mặt thì lại thực sự “có vấn đề”. Cả Facebook của anh ta sặc mùi “chống cộng”, do vậy hội này thực sự là mảnh đất màu mỡ cho anh ta “trình diễn” cũng như tiếp cận, lôi kéo dân chơi có sở thích kỳ lạ! Bởi vậy người viết mong dân chơi có sở thích “độc và lạ” này hãy cảnh giác, đừng để đám chống cộng, cờ vàng lợi dụng cho mưu đồ bẩn thỉu của họ, và cũng mong mỏi cơ quan quản lý cả về truyền thông và kinh tế cần quan tâm đến hội nhóm, cửa hàng kinh doanh thời trang “đặc thù” kiểu này và cũng cần có hình thức quản lý nhất định với hội hè và thể loại buôn bán này.
Nguồn: Loa Phường