Trang chủ Luận bàn - Phản biện “Đá banh thì vô Đảng làm què gì?”

“Đá banh thì vô Đảng làm què gì?”

182
0

Đội tuyển Việt Nam đã chính thức bước qua khe cửa hẹp để giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp ASIAN CUP 2019. Thành quả đạt được có dấu ấn của may mắn nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực hết mình của Ban Huấn luyện và toàn bộ các cầu thủ trong 3 trận đấu đã qua, nhất là trận thắng 2 – 0 trước đội tuyển Yemen. Ở trận đó, trung vệ Bùi Tiến Dũng, người vừa mới được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trước ngày Đội tuyển lên đường sang Qatar tập huấn, chuẩn bị cho giải đã cùng với Quế Ngọc Hải, Đoàn Văn Hậu hợp thành bộ ba trung vệ bảo vệ an toàn cho khung thành của thủ môn Đặng Văn Lâm.

Ngày Bùi Tiến Dũng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, không ít “rận chủ” sôi máu cho rằng “đá banh thì vô Đảng làm gì?“. Nhưng nhìn vào những gì xảy ra trên đất UAE mới thấy rằng bóng đá và vấn đề chính trị có liên quan với nhau, và bởi vậy việc “đá banh vô Đảng” cũng là điều hết sức bình thường!

Bóng đá Yemen trong những năm qua chìm trong khó khăn vì xung đột quân sự kéo dài ở quốc gia này. Phiến quân Houthi thân Iran tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước, lật đổ chính quyền Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi vào năm 2015.

Nhưng làn bom đạn, khó khăn không ngăn bóng đá ngừng tồn tại ở Yemen. Hình ảnh các cầu thủ chơi bóng khi tên lửa bay qua đầu đã trở thành chuyện bình thường tại quốc gia này.

Các cầu thủ đội tuyển Yemen vẫn tập luyện, thậm chí còn giành quyền vào vòng chung kết Asian Cup 2019, dù đa phần trong số họ chỉ là các cầu thủ bán chuyên. Một số cầu thủ may mắn được ra nước ngoài thi đấu ở giải bóng đá Qatar, Ai Cập. Nhưng đa số phải kiếm nghề khác để có tiền theo đuổi đam mê. Người dân Yemen đã quen với hình ảnh các vận động viên thể thao, bao gồm cả các cầu thủ bóng đá, phải làm những nghề khác như lái xe bus, chạy xe ôm, bán hàng rong hoặc đi làm thuê.

Sống trong môi trường tràn ngập tiếng bom đạn cũng là một rủi ro lớn. Hai ngôi sao của Yemen là Ali Gharaba và Abdullah Aref bị các tay súng của phiến quân Houthi sát hại năm 2015. Abdullah Al Bezaz, một tiền đạo Yemen có số má cũng chịu số phận tương tự với 3 viên đạn găm vào ngực. Khói lửa cũng phá hủy những di sản mà bóng đá Yemene gây dựng, đó là các sân bóng.

Sân vận động nổi tiếng nhất Yemen với 3 vạn chỗ ngồi, từng đăng cai Cúp Vùng Vịnh 2010, nay đã bị san phẳng. Những sân bóng may mắn hơn ở gần thủ đô lại thuộc quyền kiểm soát của phiến quân Houthi, nên các cầu thủ Yemen không thể chơi bóng ở đây.

Cái giá của “tự do dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ” và “chiến lược diễn biến hòa bình, cách mạng màu” do Mỹ và Phương Tây dàn dựng

Nhìn đất nước Yemen tham dự một giải châu lục mà không có phóng viên tác nghiệp, không mua bản quyền Asian cup, giải vô địch quốc gia bị tạm hoãn suốt 3 năm qua vì chiến tranh trong nước… Hình ảnh trong trận đấu với Việt Nam, khi một cầu thủ Yemen bị đau thì điều đơn giản là chỉ có một bác sĩ Yemen già chạy ra 1 mình cầm cái hộp nhỏ y tế. Trong khi đó, các đội tuyển khác thì cả một ekip 3, 4 người chăm sóc với các trang bị y tế đầy đủ.

Từ một đất nước phát triển của Vùng Vịnh, một đội bóng ở tầm châu lục, thì nay, đội bóng bây giờ là đội bóng của đất nước đang nội chiến, không đủ ăn, không có điều kiện luyện tập…

Lịch sử của một đất nước thống nhất đất nước năm 1990 nhờ sự giúp đỡ của Liên xô, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út. Một hiệp ước nhằm thực hiện tiến trình thống nhất đất nước năm 1989 và có hiệu lực năm 1990. Sau khi Liên xô tan rã, Yemen theo đuổi chính sách không liên kết nhằm ưu tiên phát triển quan hệ với các nước Ả Rập; ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine. Tiếp tục duy trì quan hệ với các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật.

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, ở Yemen xảy ra nội chiến có sự tham gia của 11 quốc gia khác (đứng đầu là Ả Rập Xê Út). Cuộc nội chiến này là sự lây lan bùng phát của “Mùa xuân Ả – rập” do Hoa Kỳ đứng sau nhằm ban phát “nền dân chủ” cho các nước Tây Á và Bắc Phi… và nay kết quả của “dân chủ, nhân quyền” kiểu Mỹ là đây. Hơn 10.000 người chết do cuộc nổi chiến, hay nói cách khác đó chính là cái giá của tự do, dân chủ nhân quyền mà số đối tượng bất mãn, chống phá tại Việt Nam đang cố gắng để thực hiện.

@Kim

Nguồn: Trà đá blog

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây