Trang chủ Luận bàn - Phản biện VỀ CHUYỆN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC...

VỀ CHUYỆN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

196
0

VỀ CHUYỆN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Ảnh: Đối tượng Đoàn Khánh Vinh Quang dùng Facebook xâm phạm an ninh quốc gia bị xét xử tại tòa.

Nói về mạng xã hội, hôm 10/1/2019, phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác Tuyên giáo ở TP.HCM, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc công an TP.HCM cho biết có hơn 10 nhóm kín hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên mạng xã hội. Ông cũng nhắc đến hiện tượng thông tin xấu, tin giả tràn lan trên mạng, nhất là các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kêu gọi kích động biểu tình gây rối an ninh trật tự… trong khi đó các cơ quan chức năng vẫn chưa có cách quản lý hiệu quả. Thông tin mà ông Lê Đông Phong cung cấp là cảnh báo đầu tiên về hiện tượng sử dụng mạng xã hội làm công cụ, phương tiện chống phá nhà nước, gây bất ổn xã hội.

Thật ra, chả cần phải đến ông Trung tướng Lê Đông Phong nhận định thì chúng ta, những người chơi mạng lâu năm mới biết là các thế lực thì địch chống phá Việt Nam đang hàng ngày hàng giờ lợi dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Zalo, các loại Blog để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và xâm hại tới trật tự xã hội. Những bài viết, những thông tin viết về chủ đề này đã được nhiều anh chị em có tâm với đất nước viết và chia sẻ nhiều trên mạng. Tuy nhiên, dường như các cấp lãnh đạo vẫn chưa quan tâm đúng mức. Trong phạm vi entry này Khoai@ chỉ xin đề cập tới những gì liên quan tới an ninh quốc gia, còn những khía cạnh khác xin được viết trong entry sau.

Những ngày đầu khi mới có mạng xã hội thì những kẻ chống phá đất nước chỉ sử dụng nó là phương tiện thông tin cho nhau, nhưng theo thời gian, phát hiện thấy mạng xã hội có sức lan tỏa cực nhanh và có nhiều tính năng trao đổi kín thì chúng sử dựng để móc nối, lôi kéo, liên lạc thậm chí bàn bạc kế hoạch chống phá mà điền hình là giả danh biểu tình để gây bất ổn xã hội ngay trên mạng. Nhìn lại những vụ biểu tình liên quan đến Tôn giáo thì quá rõ. Trước khi biểu tình nổ ra, không khó để thấy các linh mục và giáo dân liên lạc, phân công nhiệm vụ cho tưng nhóm, qua hàng trăm trang mạn Facebook Dòng chúa cứu thế Thái Hà, của Giáo phận Vinh…kết hợp với sự giúp sức của các trang mạng phản động, các đài báo thù địch trong và ngoài nước. Khi biểu tình nổ ra, thì vẫn các trang mạng này tổ chức quay phát trực tiếp lên mạng xã hội để quốc tế hóa vấn đề, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong xử lý.

Bên cạnh những hoạt động đó (hoạt động nhen nhóm thành lập tổ chức chống phá) là kích động người dân chống đối, bôi nhọ đảng,chính quyền, hạ nhục lãnh tụ dân tộc, lãnh đạo đảng, Nhà nước, bôi nhọ những người tích cực là những hoạt động xuyên tạc thông tin tình hình thực tế, vu cáo nhà nước đán áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền…Tất nhiên chúng cũng tìm cách phủ nhận nền tảng tư tưởng của chế độ, bác bỏ mọi công lao to lớn của đảng và Nhà nước trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; tìm cách phủ nhận công lao xương máu của các thế hệ đi trước nhằm dẫn dụ người đọc đến chỗ công nhận quá khứ của chúng ta là sai lầm. Cùng với đó, chúng biến những kẻ đi xâm lược nước ta như Mỹ, Pháp thành bạn bè, thành ân nhân đồng thời biến đám tay sai bán nước thành anh hùng dân tộc…Những bài viết biến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của chúng ta thành cuộc chiến huynh đệ tương tàn; nhưng bài viết phủ nhận công lao và tính chính nghĩa của quân đội ta trong chiến tranh biên giới Tây Nam; những bài ca ngợi quân đội Mỹ, quân dội Hàn Quốc (Đại Hàn – đánh thuê) được tâng bốc, tô vẽ thành những chiến binh mang văn minh đến cho dân tộc Việt… là những ví dụ không khó để thấy trên mạng xã hội.

VỀ CHUYỆN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Ảnh: Các đối tượng dùng Facebook xâm phạm an ninh quốc gia bị xét xử tại tòa án nhân dân quận Cái Răng.

Nói về lợi dụng mạng xã hội để hoạt động xâm hại tới an ninh quốc gia cũng không thể không kể đến việc chúng lợi dụng sức mạnh mềm của mạng xã hội để gây áp lực lên chính quyền, lên các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đòi thay đổi chính sách, pháp luật…nghĩa là dân dần thay đổi con đường chính trị, thay đổi bản chất chế độ. Chúng cũng gây sức ép qua mạng xã hội với tư cách là dư luận để lôi kéo và dần biến một số quan chức nhà nước, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, phóng viên theo chủ nghĩa dân túy, lấy vuốt ve theo đuôi quần chúng làm vũ khí tự bảo vệ lợi ích cá nhân của họ…tất nhiên cũng qua mạng xã hội chúng có thể chọc ngoáy, chia rẽ, lý tán nội bộ, kích động mâu thuẫn vùng miền, kích động tư tưởng ly khai…

Rất tiếc, một thời gian dài có rất nhiều nhà lãnh đạo cao cấp, các cơ quan chức năng vẫn coi thường chuyện này vì coi nó là ảo, không phải thực tế… dẫn đến buông lỏng quản lý. Trong khi đó các thế lực thù địch, tội phạm lại coi đó là mặt trận chủ yếu để tiến hành các hoạt động phá hoại, cản trở con đường của dân tộc. Sau mấy chục năm có internet, bên cạnh những lợi ích có được là sự lo ngại thực sự.
Cứ nhìn vào đội ngũ cán bộ đảng viên ở cơ sở, đội ngũ giảng viên các trường đại học hiện nay thì thấy, cứ nhìn vào đội ngũ thanh niên, sinh viên, học sinh của chúng ta thì thấy….họ quan tâm đọc những thông tin xấu, độc hại và …tin rằng thông tin đó là đúng, trong khi rất ít khi sẻ chia những thông tin tích cực. Hàng loạt những nhân sĩ trí thức trở cờ hay các sinh viên đổ đốn như Nguyễn Văn Tráng, Từ Anh Tú, Nguyễn Thị Phương Uyên…là những ví dụ nhãn tiền. Với sức mạnh có khả năng làm thay đổi tư duy, tư tưởng, tâm lý, tình cảm của con người, báo chí cũng có phần bị ảnh hưởng.

Đó là thực trạng đáng báo động. Cứ nhìn vào các nước Đông Âu, Liên Xô sụp đổ vì cách mạng màu sẽ thấy.

Cái mà ông Lê Đông Phong nói ra chỉ là 1 phần nhỏ mà chúng ta thấy, và cũng chỉ là phần cực nhỏ mà ông biết. Nhưng dù sao nó cũng là cảnh báo nghiêm khắc hơn với những nhà quản lý xã hội.

Nếu không sớm đưa ra quyết sách về quản lý mạng xã hội, không kiên quyết xử lý những kẻ lợi dụng mạng xã hội để chống phá đất nước, và khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi thì hậu quả là khôn lường.

Một ví dụ nhỏ về chủ nghĩa dân túy và áp lực của mạng xã hội là việc hàng loạt người có chức sắc lên tiếng ủng hộ cho phép ai cũng được quyền quay phim, ghi hình CSGT tác nghiệp bất chấp quyền nhân thân và làm ảnh hưởng tâm lý tới việc thi hành công vụ của họ là một sự thay đổi nhỏ, nhưng nó lại là tiền đề để cho phép bất cứ ai cũng có thể xông vào quay phim, ghi hình cán bộ công chức đang làm việc tại không gian công sở, mà Hà Nội là một dẫn chứng. Được đằng chân, lân đằng đầu, bài học cổ tích về sói gửi chân hẳn mọi người chưa quên.

Hơn lúc nào hết, cần có cái nhìn nghiêm túc trong quản lý mạng xã hội để từng bước loại trừ các nguy cơ đe dọa tới an ninh quốc gia và mặt khác để không làm ảnh hưởng tiêu cực tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây