Tranh cãi về Quyết định 12 của Hà Nội vẫn nóng. Nhiều anh chị cho rằng, nhà nước cần tạo điệu kiện cho công dân khi đến làm việc và viện dẫn rằng đã có luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi tán phát các ấn phẩm độc hại lên mạng, và việc ghi âm ghi hình không liên quan đến việc đưa những hình ảnh đó lên mạng. Do đó không cần có quy định “không quay phi, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Trước hết tôi tôn trọng ý kiến của các anh chị, nhưng tôi có quan điểm khác.
Đầu tiên các anh chị phải xác định công dân đến Trụ sở tiếp dân để trình bày, chất vấn, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, để bày tỏ ý kiến…chứ không phải đến để ghi âm, ghi hình. Đúng chưa đã?
Trụ sở tiếp dân có nội quy quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và thái độ phục vụ của cán bộ tiếp dân. Quy định này đảm bảo tốt nhất, tạo điều kiện tốt nhân cho công dân đến làm việc. Riêng chuyện ghi âm, ghi hình thì đã có ban tiếp dân ghi, nếu cần lưu giữ thì chỉ việc yêu cầu. Thế là xong. Người dân được tạo điệu kiện tốt nhất khi đến làm việc.
Anh PV Xuân Dương của báo Giáo Dục viết: “Như vậy việc một số lãnh đạo (cơ quan nhà nước) lo ngại công dân ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp công dân sau đó phát tán trên mạng xã hội có thể “gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác” thì các cơ quan này có thể viện dẫn Luật An ninh mạng để đưa người vi phạm ra tòa nếu sự phát tán này vi phạm luật”.
Cái này có vẻ đúng nhưng chưa đủ.
Đừng đợi hậu quả xảy ra rồi mới tìm cách xử lý. Nên nhớ những thông tin xấu trênkhông gian mạng phát tán cực nhanh, khó kiểm soát và có những trường hợp không thể khắc phục được hậu quả. Ví dụ rõ nhất là clip ân ái của cô VA gì đó, cho đến bây giờ vẫn không thể gỡ bỏ. Nạn nhân đã phải sống suốt đời với vết thương lòng này. Một ví dụ khác là một công dân đến tố cáo một linh mục có quan hệ bất chính với một phụ nữ và khiến chị này có thai. Gia đinh nạn nhân đã yêu cầu phường nhiều lần nhưng không thể giải quyết…. Chúng ta không thể biết câu chuyện này có thật hay không. Nhưng nếu những lời tố cáo đó bị truyền trực tiếp lên mạng, hẳn hậu quả xã hội là rất lớn.
Thực tế cho thấy, một hình ảnh bị cắt ghép, bị photoshop với mục đích xấu, nhằm hạ nhục ai đó được tung lên mạng thì dù muốn hay không hậu quả đã xảy ra. Chỉ riêng những ì xèo của dư luận, nhưng cái liếc ngang của bạn bè đã làm cho khổ chủ thấy khổ sở như thế nào. Nhiều người đã phải tìm đến cái chết.
Tương tự như vậy, nếu là một hình ảnh thật, clip quay thật, nhưng bị cắt xén có ý đồ thì dễ dắt mũi dư luận hơn nhiều. Một clip được chế tác với mục đích xấu khi đã được tung lên mạng thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ. Có clip xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Vì lúc đó, hậu quả đã xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra, không thể biết khi nào mới chấm dứt. Cơ quan điều tra cũng phải tốn nhiều công sức mới tìm đựơc người tung lên mạng, truy ngược nguồn gốc clip… Các cơ quan chức năng có thể xử lý hành chính hoặc hình sự người tung clip lên mạng, nhưng lại không thể khắc phục hậu quả, thiệt hại là cực lớn.
Mạng xã hội có sự lan tỏa cực nhanh. Khi một clip bị cắt xén, bị cắt ghép và kèm những lời bình chủ quan nhắm vào một cá nhân hay tổ chức nào đó được tung lên mạng thì ngay lập tức nó đã được sẻ chia đến nhiều người, tác động tới tư tưởng, tâm lý, tình cảm của người đọc/xem cứ thế nhân lên theo thời gian. Khi đó muốn gỡ xuống cũng khó vì nó đã được lưu giữ ở hàng ngàn máy tính trên khắp thế giới và nằm ngoài tầm kiểm soát của người tung lên mạng.
Đó là chưa kể đến có những vụ việc liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật của công dân khác, tổ chức kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng khác. Và nếu người quay đồng thời phát trực tiếp thì hậu quả đã xảy ra rồi.
Để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra, cách tốt nhất là phải phòng ngừa. Đừng để tình trạng công dân ghi hình, tung lên mạng rồi mới nhảy vào xử lý theo luật an ninh mạng ạnh ạ. Phòng ngừa vẫn hơn để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Phòng ngừa sẽ có lợi cho cả nhiều bên: Công dân đến làm việc, Cán bộ tiếp dân; Người thứ ba; nhà nước và cộng đồng.
Ý nghĩa của quy định này là chủ động bảo vệ được công dân, không để họ vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ được các lợi ích khác của cộng đồng.
Nguồn: Tre làng