Nhiều nhà đấu tranh dân chủ gần đây đã tập trung tấn công Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố. Nội dung các bài viết tấn công tập trung vào quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” và lên án chính quyền Việt Nam vì không tôn trọng nhân quyền như chính quyền Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, khi tìm hiểu các bộ luật về ghi âm, ghi hình của Anh, Mỹ và châu Âu thì Quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung không có một chút nào quá đáng.
Tại Anh, luật quy định rõ rằng khi quay phim hoặc ghi hình một người khác không phải bản thân mình thì phải được sự đồng ý của người đó1. Đặc biệt, nếu mục đích quay phim hoặc ghi hình là để đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông thì càng phải được sự cho phép của người xuất hiện trong hình ảnh. Hơn thế nữa, trên website của Lực lượng Công An Anh quốc đang tải một cách rõ ràng rằng it is a specific offence to elicit information (which would include photographs) about members of armed forces, police officers or the intelligence services, which is likely to be useful to a person committing or preparing an act of terrorism, or publishes or communicates information of that kind2. (Tạm dịch: là một hành vi phạm pháp nếu công bố thông tin (bao gồm ảnh, video) về các thành viên của quân đội, công an hoặc các lực lượng tình báo, có thể có ích đối với khủng bố, hoặc công bố và truyền đạt loại thông tin như vậy thì cũng là phạm pháp) Và luật pháp Anh không ghi rõ rằng khủng bố phải sử dụng thông tin bị công bố để sử dụng trong hành vi khủng bố mà chỉ cần thông tin đó có khả năng có ích thôi là đủ để xem xét hành vi công bố hình ảnh hay clip về các lực lượng đặc biệt như trên là phạm pháp. Do đó, nếu các cá nhân không muốn vướng vào rắc rối có thể có thì tốt nhất là nên xin phép trước khi ghi hình và tốt nhất là không nên công bố những dạng thông tin như vậy một cách thiếu cẩn trọng.
Ngoài ra, Hiệp định Nhân quyền châu Âu3 (European Convention on Human Rights) đã ghi rất rõ ràng trong Khoản 8 về Quyền được tôn trọng sự riêng tư và gia đình của mỗi người rằng: Mỗi người đều có quyền được tôn trọng quyền riêng tư của mình. Mỗi người ở đây có nghĩa là bao gồm toàn bộ cán bộ nhà nước, họ cũng có quyền được tôn trọng sự riêng tư và có thể yêu cầu không được phép chia sẻ hình ảnh cá nhân để bảo vệ sự riêng tư của họ. Tòa án Nhân quyền Châu Âu (The European Courts of Human Rights) đã lúng túng khi có rất nhiều đơn kiện liên quan tới Khoản 8 của Hiệp định Nhân quyền châu Âu và tùy từng trường hợp, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã kết luận các hành vi công bố hình ảnh cá nhân mà chưa có sự cho phép là phạm pháp hay không phạm pháp4. Điều này cho thấy đây vẫn còn đang là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ và đi đến hồi kết, mỗi quốc gia sẽ được phép áp dụng các điều luật khác nhau sao cho trên hết là giữ vững trật tự, kỷ cương và tôn trọng quyền lợi của tất cả người dân, trong đó có cả các cán bộ nhà nước.
Chú thích:
1. https://www.thesun.co.uk/news/4093108/illegal-record-conversation-film-someone/
2. https://www.askthe.police.uk/content/Q717.htm
3. https://www.echr.coe.int/Documents/Convention_ENG.pdf
4. https://www.echr.coe.int/Documents/FS_Own_image_ENG.pdf
Nguồn: Loa Phường, 11 Tháng Một, 2019