Trang chủ Luận bàn - Phản biện QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

245
0

Mấy ngày gần đây, dư luận được dịp xôn xao bàn tán xung quanh việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành Nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của UBND Thành phố Hà Nội (tại số 34, Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và số 20 Hoàng Diệu, quận Hà Đông). Trong quy định có nội dung: “Công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Quý độc giả có thể thấy trên mạng Internet có vài kẻ ngồi một chỗ và phán như đúng rồi về vấn đề này.

Đơn cử là trang lều báo của đám zận chủ. Những trang báo này được đà mà tung hứng nhảy múa thỏa sức trên mạng khi không ngớt lời đưa ra những kết luận vô căn cứ, đặt điều kiểu như “Không cho dân quay phim, tướng Chung định ngồi xổm lên pháp luật”.

Thêm vào đó là luật sư rởm Lê Luân cũng mà đăng đàn Facebook cho rằng đó là quy định vi hiến! Tôi cũng không hiểu trình độ pháp luật và hiểu biết của luật sư này lại thiển cận đến thế.

Có thể Quy định tiếp dân vừa được ban hành sẽ hạn chế chuyện các đối tượng lợi dụng việc tiếp công dân để quay phim, chụp ảnh ghi âm trái quy định pháp luật; từ đó dựng chuyện để vu vạ cho chính quyền. Thế chẳng phải là chúng sẽ mất đi một cái cần câu cơm hay sao?.

QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nội quy Trụ sở tiếp Công dân Trung ương

Tác giả xin bàn về quy định tiếp Công dân mà Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa ký. Về mặt nội dung, tác giả xin phép không trình bày lại ở đây mà chỉ nói đến sự việc đề cập ở trên mà các vị zận chủ cho rằng vi hiến.

Thứ nhất, quý độc giả có thể chưa biết, quy định “Công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” đã có từ lâu và được quy định trong văn bản cấp trung ương, cụ thể tại Mục 7 Phần II. Đối với Công dân trong Nội quy Trụ sở tiếp Công dân Trung ương đã được Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2276/QĐ-TTCP ngày 11/8/2015 của Thanh tra Chính phủ, xin được trích nguyên văn: “Công dân không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp Công dân Trung ương, cán bộ tiếp Công dân tại Trụ sở tiếp công dân”.

Và nếu nhìn ra thế giới thì có thể thấy ở Đức người ta còn CẤM quay phim chụp ảnh, ghi âm tại phòng làm việc của các quan chức. Vì lý do an ninh, cửa ra vào, hành lang và phòng chờ đợi của khách được ghi hình và lưu lại một thời gian ngắn. Nếu sau đó không có việc gì xảy ra, hình ảnh được xóa. Trong trường hợp báo chí ghi âm thanh và hình ảnh, thí dụ khi tiến hành phỏng vấn, phải xin phép trước và phải được sự đồng ý.

Cho đến tháng 4 năm 2018, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn (BAMF) thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Ðức có quy định cụ thể cấm quay phim chụp ảnh, ghi âm tại phòng làm việc của quan chức. Khi bắt đầu phỏng vấn, Luật sư, phiên dịch viên và những người khác có mặt trong phòng được nhắc nhở nếu quay phim chụp ảnh, ghi âm trộm sẽ bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật hình sự. Kể cả điện thoại di động có chức năng thu âm cũng bị yêu cầu tắt máy.

Thế mới thấy ở Việt Nam còn “nhẹ nhàng” hơn nhiều, bởi “Công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân“. Điều này có nghĩa, “nếu người tiếp công dân đồng ý thì vẫn có thể quay phim, chụp ảnh, ghi âm” được.

Thứ hai, Chúng ta cũng cần biết rằng các cơ quan chức năng, chính quyền đều mong muốn để cho người dân giám sát, xem cán bộ tiếp dân thế nào và nếu người dân giám sát được thì rất tốt. Nhưng không phải cứ ghi âm, ghi hình thì mới giám sát được, bởi điều quan trọng nhất là thái độ, hành vi cư xử đúng mực của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân.

Nói đi thì cũng phải nói lại, hiện nay có những người vì bức xúc về vấn đề cá nhân, tập thể quá nên khi tới trụ sở tiếp dân làm việc lại quay trực tiếp trên mạng xã hội rồi có những lời lẽ, bình luận không đúng mực, lăng mạ cán bộ tiếp dân, thậm chí có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ công chức tiếp dân. Bên cạnh đó, một số người quay phim chụp ảnh không nhằm mục đích giám sát mà mang động cơ, mục đích khác.

Do vậy bản nội quy trên được ra đời đáp ứng yêu cầu trong tình hình tiếp công dân hiện nay nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan công quyền bởi không phải công dân đến đó muốn làm gì thì làm.

Cuối cùng, tác giả có chút ý kiến: Mọi quy định của pháp luật đều hướng tới mục đích cuối cùng là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Trước những quy định mới được ban hành, nhất định sẽ không tránh khỏi những phản ứng trái chiều. Nguy hiểm hơn khi vấn đề đó bị các đối tượng xấu lợi dụng vào việc chống phá đất nước. Do vậy, với tư cách là công dân của đất nước, mọi người hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin mới, lạ; đặc biệt trên các trang mạng không chính thống. Có như vậy mới không nhìn nhận sai vấn đề, thậm chí bị lôi kéo vào thực hiện các mưu đồ chính trị của những kẻ xấu./.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây