Trang chủ Luận bàn - Phản biện ÔNG CHỦ TỊCH HÀ NỘI CÓ VI HIẾN QUA VIỆC “QUYỀN GIÁM...

ÔNG CHỦ TỊCH HÀ NỘI CÓ VI HIẾN QUA VIỆC “QUYỀN GIÁM SÁT”?

200
0

ÔNG CHỦ TỊCH HÀ NỘI CÓ VI HIẾN QUA VIỆC “QUYỀN GIÁM SÁT”?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó có quy định: “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Suy nghĩ thấu đáo sẽ thấy đó là một quy định hết sức bình thường, tuy nhiên, một số trang mạng, một số cá nhân như trang “nghiệp đoàn báo chí” hay ông luật sư ít tài lắm tật Lê Văn Luân lại đang làm ầm ĩ chuyện này. Họ gào lên rằng chủ tịch Nguyễn Đức Chung ban hành quy định như thế là vi hiến, là vi phạm hiến pháp, là ngồi xổm lên Hiến pháp và pháp luật.

Lập luận của họ cho rằng quy định không cho người dân quay phim, chụp hình, ghi âm người tiếp công dân là vi phạm quyền giám sát của dân, là vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, từ câu chuyện mà họ làm ầm ĩ, lại phải đặt câu hỏi ngược lại rằng, thế nào là quyền giám sát, giám sát thế nào và cấm quay phim, chụp hình có phải là vi phạm quyền giám sát không?

Rất dễ để thấy rằng, Hiến pháp quy định công dân có quyền giám sát và đã thể chế hóa rất nhiều văn bản pháp luật cụ thể về quyền giám sát của người dân. Thế nhưng rõ ràng, giám sát thế nào, hình thức nào thì phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Giám sát không đồng nghĩa với việc người tiếp công dân đang làm việc mà anh kéo ghế, nhảy vào ngồi chồm hỗm trước mặt, dí máy quay phim, ghi hình, ghi âm vào mặt người ta rồi bảo tôi giám sát, như thế thì không cán bộ nào có thể làm việc được.

Cần nhận thấy rằng, người làm nhiệm vụ tiếp công dân đã chịu rất nhiều áp lực. Nay có người nhảy vào kéo ghế, dí máy quay vào mặt thì sẽ vô cùng ức chế, và tất yếu không thể nào có những hành động, phát ngôn theo đúng chuẩn mực được. Khổ nỗi, nếu họ phát ngôn sai một chút hay có hành vi thiếu chuẩn mực một chút, ngay lập tức họ sẽ bị quay phim tung lên mạng, và a lê hấp, cả một dàn đồng thanh nhảy vào xuyên tạc, cấu xé, và tất yếu, người cán bộ đó rất có thể mất đi luôn bát cơm manh áo nghề nghiệp của mình.

Hơn nữa, việc cấm quay phim, chụp hình, ghi hình người tiếp công dân cũng hoàn toàn phù hợp với các qui định của pháp luật.

Bộ luật dân sự Điều 31 quy định:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”

Rõ ràng, câu chuyện chủ tịch Hà Nội đưa ra quy định như thế chẳng có gì trái pháp luật, lại càng chẳng có gì vi hiến.

Ai cố tình làm to chuyện, xuyên tạc vấn đề này, ắt hẳn với mục đích, động cơ chẳng trong sáng gì?

Nguồn: Việt Nam cộng hòa (danquyen.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây