Trang chủ Luận bàn - Phản biện NGẪM VỀ CHUYỆN KHU ĐẤT VƯỜN RAU LỘC HƯNG

NGẪM VỀ CHUYỆN KHU ĐẤT VƯỜN RAU LỘC HƯNG

221
0

NGẪM VỀ CHUYỆN KHU ĐẤT VƯỜN RAU LỘC HƯNG

Trong mấy ngày qua, nhất là sau khi các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cưỡng chế các hộ dân vi phạm tại khu đất phường 6 quận Tân Bình, gọi tắt là khu đất vườn rau Lộc Hưng, thì rất nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thù địch Nhà nước Việt Nam và một số trang mạng của đài BBC, RFA, VOA đã nhảy vào xuyên tạc theo hướng chính quyền cướp đất của dân. Đặc biệt, do một số hộ gia đình có liên quan tới khu đất vườn rau Lộc Hưng là giáo dân nên một số trang của Công giáo cũng như một số chức sắc như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng nhảy vào xuyên tạc theo hướng chính quyền đàn áp Công giáo, đàn áp người có đạo?

Vậy sự thực như thế nào.

Cất công tìm hiểu thì vỡ lẽ ra, không có mảnh đất nào là “đất của giáo dân” cũng như không có chuyện chính quyền cướp đất của dân, đàn áp tôn giáo.

Trước hết cần phải nói về lịch sử khu đất “vườn rau Lộc Hưng”.

Khu đất có diện tích 49.320m2 tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa 126 -5 , 128 -5 , 129-5 và 131-101-5 tờ bản đồ số 12 (theo địa bộ cũ), có vị trí: phía Tây Bắc giáp hẻm 9/24 Cách Mạng Tháng Tám, phía Tây Nam giáp đường Hưng Hóa, phía Đông Nam giáp đường Chấn Hưng, phía Đông Bắc giáp khu dân cư hiện hữu.

Trước ngày 30/4/1975, khu đất trên do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng làm Đài Ăng-ten, sau ngày 30/4/1975 Nhà nước quản lý theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và do Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 25/4/2008, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của thành phố và quận. Sau đó, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của quận Tân Bình, ngày 10/01/2013, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Thông báo số 20/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong quá trình quản lý khu đất, do những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nên đã dẫn tới tình trạng một số hộ dân lúc đầu thì ra khu đất canh tác trồng rau, sau đó đã đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như: để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…Tổng cộng có 78 trường hợp vi phạm.

Cũng cẫn khẳng định lại rằng, đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, nên khi chưa có quyết định công nhận quyền sở hữu đất thì hành vi của 78 hộ gia đình trên đều là hành vi vi phạm pháp luật, chiếm dụng đất công trái phép. Để chấn chỉnh tình trạng này và lấy mặt bằng để thi công xây dựng trường học theo Đề án đã được duyệt, các lực lượng chức năng thành phố Hồ Chí Minh đã kiên trì vận động, thuyết phục để các hộ dân trên tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng không phép, trả lại mặt bằng. Có nhiều hộ dân nhận thức thấy rõ sai phạm của mình, đã tự giác chấp hành nhưng cũng có một số hộ dân chây ỳ, cố tình bất hợp tác, thế nên các lực lượng chức năng ngày 4/1/2019 phải quyết định cưỡng chế, thu hồi.

Như vậy, có thể khẳng định, việc cưỡng chế của các cơ quan chức năng là đúng pháp luật, còn hành vi cố tình ăn vạ, cản trở việc thu hồi cưỡng chế của một số hộ dân vườn rau Lộc Hưng là sai. Còn chuyện xuyên tạc chuyện cưỡng chế với cướp đất của dân lại càng sai.

Cần nhận thức đúng đắn vấn đề này để tránh những luận điệu xuyên tạc.

Nguồn: Việt Nam cộng hòa (danquyen.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây