Trang chủ Luận bàn - Phản biện LUẬT AN NINH MẠNG: CHẲNG CÓ GÌ PHẢI SỢ HÃI

LUẬT AN NINH MẠNG: CHẲNG CÓ GÌ PHẢI SỢ HÃI

185
0

RFA đưa tin: Ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, cùng khoảng thời gian đó, nhóm SAVENET cho xuất bản trên mạng Internet cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”.

LUẬT AN NINH MẠNG: CHẲNG CÓ GÌ PHẢI SỢ HÃI

Nguyễn Vi Yên – đại diện nhóm SAVENET trả lời RFA cho biết, nhóm SAVENET (SN) được thành lập ban đầu như một chiến dịch khi bắt đầu Luật An ninh mạng được thông qua vào ngày 12/6/2018.

Sau một thời gian chạy đến 3 bản kiến nghị (nhưng bất thành), thứ nhất là kiến nghị Quốc hội không thông qua dự luật, rồi kiến nghị Chủ tịch nước không ký lệnh công bố luật và sau đó là kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành luật, nhóm SAVENET đã biên soạn và cho ra đời cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” nhằm mục đích: “càng nhiều người đọc càng tốt và khi họ tiếp cận được với nội dung của luật An ninh mạng rồi thì biết cách để lên tiếng 1 cách sáng tạo và hợp lý để bảo vệ an toàn cá nhân của họ. Khi đó, việc lên tiếng trước các bất công xã hội không còn là gì đó quá sợ hãi nữa và họ vẫn tiếp tục như vậy”. Nhưng thực chất cuốn cẩm nang là tập hợp những chiêu trò, thủ đoạn để giúp người dùng Internet, mà chủ yếu là các nhà “dân chủ” nhằm tìm cách đối phó với Luật, tiếp tục lợi dụng mạng Internet để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước (như cách bảo mật thông tin cá nhân, cách sử dụng tiếng “lóng” trên mạng…)

Có thể thấy, vì lo sợ mất đi không gian hoạt động và không triển khai được các biện pháp vốn đang được sử dụng hiện nay, các tổ chức phản động và số đối tượng chống đối ráo riết và quyết liệt triển khai các hoạt động chống phá Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của chúng là “xóa bỏ vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam…

Luật An ninh mạng được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua vào ngày 12/6/2018 với trên 86% đại biểu Quốc hội tán thành. Ngày 28/6/2018, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật An ninh mạng. Ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực.

Luật An ninh mạng gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đáng chú ý, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chương III Luật này quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; phòng, chống tấn công mạng; phòng chống khủng bố mạng; phòng, chống chiến tranh mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.

Chương IV Luật An ninh mạng quy định, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành chính là hành lang pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng của nước ta cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên không gian mạng./.

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây