Trang chủ Luận bàn - Phản biện Hà Nội: Giải quyết khiếu nại, tố cáo – nhìn từ hai...

Hà Nội: Giải quyết khiếu nại, tố cáo – nhìn từ hai phía

140
0

Không ít người đã đặt ra nghi vấn khi hay biết, Tổ giúp việc được Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung thành lập mới đây có đến 2 chức năng mà mới đọc qua thì nó có vẻ na ná nhau: “UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6817/QĐ-UBND, thành lập Tổ công tác giúp việc Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng; thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật”.

Hà Nội: Giải quyết khiếu nại, tố cáo - nhìn từ hai phía

Một buổi tiếp công dân của Hà Nội (Nguồn: FB).

Nhưng qua theo dõi thì đấy mới là điểm nhấn của Hà Nội trong thành lập Tổ giúp việc cho chủ tịch UBND TP trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo đó, Tổ này có đến 2 chức năng và đương nhiên nó không hề chồng chéo, trộn lẫn như ai đó từng thấy khi mới nghe qua.

Cụ thể, theo blog Việt Nam mới: “Ngay trong cái tên của Tổ đã phân định 2 chức năng tương đối rõ ràng. Nếu như ở chức năng thứ nhất: “Tổ giúp việc Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng”, nghĩa là thực hiện chức năng xử lý đối với các vấn đề xảy ra, liên quan tới các chủ thể ngoài cơ quan tham gia giải quyết.

Nhưng quan trọng hơn, ở chức năng thứ hai: “thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật”, có thể gọi nôm na là chức năng thanh tra công vụ. Cụ thể, đối với một vấn đề liên quan khiếu nại tố cáo, khi lãnh đạo UBND Tp Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện, nhưng về trách nhiệm các bộ phận hữu quan thực hiện đến đâu, hiệu quả ra sao thì bộ phận này sẽ kiểm tra, đôn đốc thực hiện và đương nhiên sẽ thực hiện chức năng xử lý nếu có sai phạm xảy ra,…”.

Nói như thế cũng là để thấy, dường như đã có một sự chuyển biến căn bản của TP Hà Nội đối với nguyên nhâ khiến xuất hiện, phát sinh ác vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng. Ngoài các nguyên nhân có tính khách quan như lòng tham, bị người khác kích động, thiếu hiểu biết, sự ích kỷ… thì vấn đề sai phạm của cán bộ công quyền, lợi ích nhóm, việc cán bộ bảo vệ nhau hòng tránh việc bị xử lý, đẩy người dân đến bước đường cùng buộc phải khiếu nại, tố cáo cũng đã đã được đề cập đến.

Do đó, cùng với việc sẽ tăng cường chỉ đạo, xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, thì việc giúp chủ tịch “thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật” đã được tính đến. Nói trắng phớ ra thì đấy là kiểm tra hành chính công vụ, tiến độ thực hiện trách nhiệm của các ngành…. Đương nhiên, đi kèm với đó khi có sai phạm thì cá nhân, chủ thể liên quan đó sẽ bị xử lý… Bài học ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Tp Hà Nội) và nhiều vụ việc khác đã cho lãnh đạo Hà Nội một cái nhìn toàn diện hơn.

Tin tưởng với góc nhìn đa chiều cạnh đó, thì dù thời gian tới đây cùng với quá trình đô thị hoá, các dự án triển khai nhiều, nhất là việc thu hồi, đền bù đất đai phục vụ các dự án nên Hà Nội sẽ nhiều hơn rất nhiều song, nó sẽ ít phức tạp hơn; người dân sẽ đặt niềm tin tuyệt đối với chính quyền và khi đó những vụ việc tồn đọng sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn.

Nguồn: Mõ làng, Tháng Một 11, 2019

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây