Trang chủ Luận bàn - Phản biện DƯ LUẬN ĐÃ BỊ DẮT MŨI THẾ NÀO TRONG VỤ QUYẾT ĐỊNH...

DƯ LUẬN ĐÃ BỊ DẮT MŨI THẾ NÀO TRONG VỤ QUYẾT ĐỊNH SỐ 12

184
0

Mấy ngày qua cư dân mạng sục sôi, nhiễu loạn trước thông tin của một số tờ báo trong nước đưa tin chính quyền Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND về nội quy  tiếp công dân tại trụ sở tiếp dân thành phố, trong đó có quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Tưởng chừng đây là một sự việc bình thường, thuần túy thực hiện nhiệm vụ đưa tin của báo chí nhưng với cách đưa tin thiếu cái tâm, bóp méo thông tin của nhiều tờ báo đã khiến cho dư luận hiểu sai bản chất vấn đề, biến quyết định này về nội quy làm việc nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân trở thành vi phạm quyền công dân, trở thành cái cớ để cho bọn phản động chống phá. Trang facebook luật sư chống đối Lê Văn Luân hay trang Việt Tân, BBC, RFA ngay lập tức đã chộp lấy vụ việc và có những bài viết đăng tải, kích động, xuyên tạc vụ việc trên.

DƯ LUẬN ĐÃ BỊ DẮT MŨI THẾ NÀO TRONG VỤ QUYẾT ĐỊNH SỐ 12

* Về mặt pháp lý cần làm rõ 3 vấn đề:

1/ Thẩm quyền ký Quyết định số 12 hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, được thể hiện rõ tại Khoản 6, Điều 12 Luật Tiếp công dân: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh”. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ đã cử đoàn công tác làm việc với Hà Nội về việc ban hành văn bản nói trên. Chúng ta sẽ chờ đợi kết luận của các cơ quan có thẩm quyền vì vậy các nhà báo và dư luận cần bình tĩnh không để số đối tượng xấu kích động, không đưa tin bài với mục đích câu view làm ảnh hưởng đến kết quả thanh tra.

2/ Quyết định số 12 của UBND TP Hà Nội, chỉ là sự cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung các quy định về tiếp công dân trước đó của thành phố, cụ thể Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 28/03/2007, của thành phố về việc “Ban hành quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thành phố Hà Nội”; Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015,về việc “Ban hành quy định về việc tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Vậy là Quyết định 12 này không mới mà đó là sự tiếp nối, cụ thể hóa rõ ràng, đầy đủ hơn cho việc tiếp công dân đạt hiệu quả trong tình hình mới. Nội dung thì rõ ràng không khác với quy định cơ quan cấp trên. Quyết định số 2276/QĐ-TTCP ban hành từ ngày 11/8/2015 về Nội quy trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã ghi rõ tại Điều 7 quy định “Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Ban tiếp công dân…”!

3/Về quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”, được quy định tại khoản 7, mục II của nội quy này đang là điều gây tranh cãi nhất. Theo pháp luật Việt Nam, công dân có quyền làm những việc pháp luật không CẤM,đọc kỹ lại chúng ta đều thấy chính quyền thành phố không CẤM việc công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ tiếp dân nhưng ở đây việc quay phim phải dựa trên nguyên tắc, đạo đức ứng xử xã hội, tôn trọng quyền công dân, quyền con người của cán bộ tiếp dân theo quy định của Bộ luật dân sự về quyền hình ảnh cá nhân. Ngoài ra, từ ngữ pháp luật thì từ “Không được quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự đồng ý” khác hoàn toàn nghĩa của từ “Cấm quay phim chụp ảnh”.

Thực tiễn đã xảy ra nhiều vụ công dân lạm dụng quyền giám sát cán bộ tiếp dân để dí máy quay vào mặt, vừa quay vừa chửi, mạt sát cán bộ tiếp dân, hành hung, đập phá trụ sở nhưng khi đưa lên mạng thì lại cắt xén tạo ra dư luận thiếu thiện cảm với chính quyền. Ta có thể thông cảm vì người dân trong tình trạng ức chế tâm lý thì khó có thể tránh được những hành vi mất kiểm soát như vậy nhưng việc hễ một chút là rút điện thoại ra dí vào mặt cán bộ, chửi bới cán bộ tại chính trụ sở cơ quan nhà nước thì cần phải có quy định ngăn chặn hành vi, rồi mới mời các cơ quan chức năng đến điều tra tiếp về hành vi đó có vi phạm pháp luật hay không.Ở Mỹ hay các nước châu Âu, và hiện tại ở Việt Nam quy định việc ghi hình, ghi âm đã được luật hóa trong tố tụng hình sự, dân sự đều theo hướng chuẩn mực CHỨNG CỨ CHỈ ĐƯỢC THỪA NHẬN NẾU ĐÃ ĐƯỢC THÔNG BÁO VÀ ĐỒNG Ý CỦA CÁC BÊN! Rõ ràng lập luận để bảo vệ quyền lợi của người khiếu kiện, người dân đến làm việc ở trụ sở tiếp dân được quyền bí mật/công khai ghi âm, ghi hình và tự bảo vệ khi ra trước pháp luật sau này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp luật!

* Về mặt đạo đức nghề nghiệp, việc lập lờ đánh lận con đỏ, con đen giữa chữ “Không” và chữ “Cấm” rồi cho rằng quy định trên vi phạm quyền tự do giám sát của công dân của một số tờ báo đã thể hiện sự bất lương của một bộ phận phóng viên báo chí hiện nay. Đáng lẽ với nhiệm vụ thông tin của báo chí, các phóng viên phải giải tìm hiểu, phân tích khách quan toàn bộ các bộ luật liên quan như Luật dân sự, Hiến pháp, Luật tiếp công dân, Luật tố tụng hình sự… để người dân hiểu thì họ lại lao vào việc kết hợp với một số người là luật sư, cán bộ hưu trí chỉ chăm chăm bóp méo vấn đề đang vi phạm hiến pháp và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Dư luận đặt nghi vấn phải chăng thời gian qua báo chí đã bị tiêm nhiễm quan điểm tự do, dân chủ quá trớn và đang lợi dụng “quyền nghi vấn” để tấn công cơ quan Nhà nước? Báo Tuổi trẻ,  Thanh niên… đặc biệt là báo Dân trí đã mở hẳn một chiến dịch đả phá, kêu gọi dư luận phản đối, tổ chức bỏ phiếu “Vote ủng hộ hay phản đối” quyết định trên bất chấp vụ việc đang được cơ quan chức năng xem xét?!

Đã đến lúc Ban Tuyên giáo TW, Bộ 4T cần vào cuộc chấn chỉnh cách đưa tin, giật tít kiểu công kích chính quyền, kích động dư luận, bóp méo bản chất sư việc của các cơ quan báo chí đã nêu

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây