Trang chủ Luận bàn - Phản biện Biển Đông hay biển Nam Trung Hoa (South China Sea)?

Biển Đông hay biển Nam Trung Hoa (South China Sea)?

206
0

Hôm nay, tôi nhón tay cào phím, coi như làm phước gửi anh chị đôi lời về Biển Đông để các anh chị yêu cây, yêu cá, nhưng không yêu nước; sẵn sàng phóng uế khắp nơi, xả rác bừa bãi cho rằng gọi biển Nam Trung Hoa là mặc nhiên từ bỏ chủ quyền biển đảo Việt Nam….bla bla…

Biển Đông hay biển Nam Trung Hoa (South China Sea)?

1. Tên gọi

Tại sao trong một số văn bản quốc tế và tên gọi quốc tế lúc lại có tên biển Nam Trung Hoa, lúc lại là Biển đông? Gọi như vậy có ý nghĩa về mặt pháp lý, chủ quyền hay không?
Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa theo tên tiếng Anh (The South China Sea) và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale, là một biển rìa Tây Thái Bình Dương. Theo quy định của Uỷ ban Quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra chúng. Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa được sử dụng chính thức từ những thủy thủ Bồ Đào Nha từ thế kỷ 16 trong quá trình tìm kiếm cơ hội giao thương với Trung Hoa và sau này được tổ chức Thủy văn quốc tế (IHO) sử dụng nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, địa danh biển không có ý nghĩa về mặt chủ quyền như một số người ngộ nhận (không thể nói biển Ấn Độ Dương là của Ấn Độ, Vịnh Mehyco là của Mehyco, Vịnh Thái Lan là của Thái Lan…)
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển được xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen như một danh từ riêng.

2.Tên gọi và sự xuất hiện của đường lưỡi bò (đường chín đoạn)

Biển Đông hay biển Nam Trung Hoa (South China Sea)?

– Về tên gọi của “đường lưỡi bò” trên Biển Đông: “Đường đứt khúc”, “đường chữ U” hoặc còn gọi bằng cái tên khác là “đường lưỡi bò” – đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông

– Về lai lịch “đường lưỡi bò” này, cho đến nay ngay chính những người Trung Quốc bản địa còn nhiều người đang rất mơ hồ về căn nguyên của nó. Nó được vẽ như thế nào, kỹ thuật đo vẽ khảo sát ra sao không ai nói chính xác được. Giới truyền thông, giới sử học, luật gia, chính trị và địa lý học của Trung Quốc mỗi người trình bày mỗi kiểu, thậm chí mâu thuẫn nhau. Trong những thời điểm nhất định, để phục vụ cho lợi ích của mình, đường lưỡi bò đã thay đổi muôn hình vạn dạng với trí tưởng tượng phong phú và sự suy diễn táo bạo của Trung Quốc. Nhưng không dừng lại ở đó, một số học giả nước này còn trắng trợn đẩy lùi thời gian về rất xa, đặc biệt nhấn mạnh đến các mốc thời gian năm 1914, 1936 và 1947. Hiện nay chưa có một tổ chức quốc tế nào công nhận tính hợp pháp của bản đồ này.

Năm 1914: Mốc thời gian ngụy tạo trắng trợn
Một số học giả Trung Quốc cố gắng đẩy sớm thời gian xuất hiện đường lưỡi bò và ngụy biện rằng bản đồ này lần đầu xuất hiện là năm 1914 và được vẽ bởi người chuyên vẽ hải đồ là Hu Jinjie. Tuy nhiên có mấy điểm đáng nói ở đây:

Thứ nhất, mốc thời gian năm 1914 hoàn toàn không thống nhất trong các tài liệu Trung Quốc. Như Viện trưởng Viện Hải Nam, ông Ngô Sỹ Tồn, nhận định đường này được Hu Jinjie vẽ và xuất bản khoảng những năm 1920-1930 chứ không phải là năm 1914.

Thứ hai, các tài liệu viện dẫn đến mốc năm 1914 hoàn toàn không có bất kỳ giải thích gì về đường này. Và họa chăng nếu quả thực đường này xuất hiện từ năm 1914 thì nó cũng hoàn toàn khác với đường hiện tại vì chỉ bao lấy Đông Sa, Tây Sa và là đường nét liền.

Thứ ba, không có tài liệu nào ghi chép về tác giả Hu Jinjie, thậm chí không ít tài liệu Trung Quốc còn cho rằng người vẽ bản đồ năm 1914 là Hu Jinsui chứ không phải Hu Jinjie.
Cuối cùng, bằng chứng thiếu thuyết phục nhất là tấm bản đồ hiện đã không còn tồn tại. Các học giả Trung Quốc đều thừa nhận bản đồ đã “thất lạc từ lâu”.

Tóm lại, sự thiếu nhất quán về thời điểm, không rõ ràng về nội dung và mập mờ về chính tác giả đã cho thấy năm 1914 là mốc thời gian hoàn toàn bịa đặt, do các học giả Trung Quốc cố tình ngụy biện nhằm tạo ra “lịch sử” cho đường lưỡi bò.

Năm 1936: Vơ cả lãnh thổ nước ngoài vào nước mình
Khi bằng chứng mang tên Hu Jinjie quá dễ để bác bỏ, các học giả Trung Quốc lại vội vàng tìm ngay đến một cái tên mới là Bai Meichu (Bạch Mi Sơ). Ông được viện dẫn đến với tấm bản đồ đường lưỡi bò nét liền công bố năm 1936, bao trọn cả bốn quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Theo các học giả Trung Quốc, bản đồ này được vẽ dựa trên Danh sách các đảo ở Biển Đông được một Ủy ban của Trung Quốc công bố năm 1935.

Thứ nhất, sự biện hộ cho chủ quyền của Trung Quốc với Biển Đông bằng việc khẳng định “Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các đảo trên Biển Đông” là hoàn toàn bịa đặt, bởi trên thực tế, nước này chỉ sao chép y nguyên tên tiếng Anh của các đảo và chỉnh sửa lại chứ hoàn toàn không phải là quốc gia đặt tên cho các đảo.

Thứ hai, sau cuộc chiến tranh nha phiến 1840, với mục đích chỉ ra cho người dân thấy lãnh thổ Trung Quốc đã bị nước ngoài xâu xé đến đâu, các nhà địa lý của Trung Quốc trong đó có Bai Meichu (Bạch Mi Sơ) đã vẽ ra những tấm bản đồ mà lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm cả các nước chư hầu trước kia đã từng triều cống cho nước này như bán đảo Triều Tiên, nhiều vùng rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya và khu vực Đông Nam Á. Một trong số những tấm bản đồ nực cười và hết sức phi lý ấy chính là tấm bản đồ đường lưỡi bò của Bai Meichu (Bạch Mi Sơ) vẽ năm 1936. Như vậy, cơ sở cho yêu sách chủ quyền hiện tại của Trung Quốc là dựa trên sai lầm lịch sử của tấm bản đồ phi lý khi vơ cả lãnh thổ nước ngoài vào nước mình.

Thứ ba, cũng không có lý do gì để xác thực tấm bản đồ năm 1936 là cơ sở của tấm bản đồ bây giờ: vì hình dáng đường lưỡi bò năm 1936 không giống với hình dáng đường lưỡi bò sau này của Trung Quốc. Do vậy, việc lập luận cơ sở lịch sử dựa vào đường năm 1936 cũng hoàn toàn không chính xác.
Thứ tư, tấm bản đồ năm 1936 chỉ mang tính cá nhân. Và nếu đường lưỡi bò của Bai Meichu (Bạch Mi Sơ) được coi là bằng chứng pháp lý hay bằng chứng lịch sử thì chẳng khác gì một người dân thường Việt Nam cũng có thể vẽ một đường tùy tiện bao trọn 80% diện tích Biển Đông trong cuốn sổ tay của mình và khẳng định Việt Nam có chủ quyền lịch sử với Biển Đông.

Như vậy, đường lưỡi bò được Bai Meichu vẽ lại một lần nữa chỉ là đường vẽ tùy tiện của một cá nhân, không thể là căn cứ pháp lý cho đường lưỡi bò hiện nay của Trung Quốc.
Năm 1947: Không tọa độ, không nội dung không thể coi là tấm bản đồ quốc gia

Năm 1947, Bộ Nội vụ TQ chính thức công bố bản đồ đường lưỡi bò gồm 11 nét đứt đoạn. Tuy nhiên, không có tài liệu nào lý giải về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của đường này. Mặc dù đây là mốc thời gian chính thức nhất của đường lưỡi bò, song không thể phủ nhận được, khi chính quyền Trung Quốc công bố bản đồ năm 1947 chỉ chú thích tên bản đồ là “Vị trí các đảo trên biển Nam Hải” chứ hoàn toàn không đề cập đến nội dung của đường lưỡi bò. Do vậy, bản đồ này chỉ đơn thuần thể hiện thông tin địa lý chứ không hề thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc chứ đừng nói gì đến yêu sách một vùng biển rộng lớn.
Và giả sử đây có là đường yêu sách chủ quyền của chính quyền Trung Quốc thì một điều hết sức phi lý là không có bất kỳ một “đường biên giới quốc gia” nào lại được vẽ tùy tiện bằng các nét vẽ mơ hồ và hoàn toàn không có tọa độ địa lý như đường lưỡi bò. Không có tọa độ cụ thể, không có nội dung giải thích, bản đồ năm 1947 chỉ là một bản đồ địa lý thông thường như các bản đồ khu vực và thế giới khác. Với ý nghĩa như vậy, các quốc gia khác không cần phải đưa ra tuyên bố hay phản ứng và Trung Quốc không thể viện dẫn sự im lặng này là sự công nhận.

3. Muôn hình vạn dạng của đường lưỡi bò từ 1947 đến nay

Tuyên bố của TQ về chủ quyền biển Đông luôn mập mờ và thiếu nghiêm túc. Trong đó thiếu nghiêm túc nhất là “đường lưỡi bò”. Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường ranh giới này, là đường biên giới hay cái gì khác, họ luôn mập mờ rằng, có thể như thế hoặc có thể không. Trên thế giới chẳng có đường nào đứt khúc như vậy.

Từ 11 đoạn, bớt xuống 9 đoạn

Tháng 2 năm 1948, bản đồ chính thức của TQ mang tên “Bản đồ khu vực hành chính của Trung Hoa dân quốc” ra đời. Trong đó đường chữ U có 11 đoạn đứt quãng bao quanh gần trọn biển Đông. Tuy nhiên bản đồ này chỉ phát hành rất hạn chế ở TQ nên các nước châu Á không hề hay biết. Năm 1949, chính quyền Trung Hoa dân quốc bị đánh bại, phải chạy ra đảo Đài Loan, tấm bản đồ có đường chữ U 11 đoạn rơi vào quên lãng. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời không hề bận tâm đến đường chữ U 11 đoạn.

Tuy nhiên đến năm 1953, đường chữ U tưởng đã tiêu vong theo chính quyền Trung Hoa dân quốc bỗng “đội mồ sống dậy”. Trong năm này chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xem xét và phê duyệt lại đường chữ U, từ 11 đoạn xuống còn 9 đoạn. Nhưng ranh giới của đường chữ U 9 đoạn tham lam hơn, tiến sát Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn. Theo cách lập luận của TQ thì với đường chữ U mới 9 đoạn thì các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã “chiếm” diện tích biển của Trung Quốc nhiều hơn. Cũng giống như Trung Hoa dân quốc, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố bản đồ đường chữ U 9 đoạn mà không hề giải thích cơ sở pháp lý, cơ sở địa lý hay công khai trên trường quốc tế. Họ chỉ gọi chung chung là “vùng nước lịch sử” , “lãnh thổ lịch sử”, ai muốn hiểu thế nào thì tùy.

Từ 9 đoạn thêm lên 10 đoạn Sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, ngày 25/6/2014, TQ công bố “bản đồ dọc” có đường chữ U, lần này là 10 đoạn.

Kính phím!

-FB Hồ Nam

Nguồn: Thường dân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây