Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố. Nội quy kèm theo Quyết định số 12 có một quy định, đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân Thành phố làm việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” bị một số báo chí đưa tin, bình phẩm, đặt nghi vấn về việc “Hà Nội có được ‘cấm’ công dân ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân?” (Báo Mới), “Tranh luận quy định về ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân ” (Thanh Niên), với đặt nghi vấn quy định này gây nhiều tranh cãi, lo ngại ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Thậm chí luật sư Lê Văn Luân quy kết quy định này là “vi hiến”, là vi phạm quyền giám sát bằng lập luận rằng “Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp quy định rõ vấn đề quyền giám sát của công dân và các cán bộ, công chức, viên chức phải lắng nghe và chịu sự giám sát của nhân dân. Quyền đó là quyền chủ động và công chức phải có nghĩa vụ tuân thủ, chịu sự giám sát này nên không cần phải được phép (sự đồng ý) của chính nhân viên thực thi công vụ” và đưa ra yêu sách rằng “Hội đồng nhân dân TP Hà Nội phải lập tức thực hiện quyền giám sát và quyền của cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương để huỷ bỏ quyết định này ngay lập tức. Vì nó đã đặt cán bộ, công chức của thành phố này trên cả Hiến pháp và luật pháp của quốc hội.”. RFA đưa thông tin về quy định này kèm theo một ví dụ về trường hợp ông Bùi Hữu Tuân tự thiêu trước phòng tiếp dân vì cho rằng quyền lợi không được giải quyết.
Lập tức bài viết của luật sư Lê Văn Luân cũng như RFA Việt Ngữ được giới zân chủ vào ủng hộ và công kích chính quyền Hà Nội lo sợ bị dân tố giác sai trái, muốn được thoải mái “hiếp dân” nên mới đưa ra “nội quy” này.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, cán bộ tiếp dân cũng là con người, được quyền tôn trọng, có quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân theo luật pháp Nhà nước.
Như vậy, rõ ràng luật sư Lê Văn Luân và đài RFA đã cố ý đồng nhất quy định “Công dân không được quay phim, ghi hình khi chưa được sự đồng ý của cán bộ tiếp dân” với việc ảnh hưởng, vi phạm đến “quyền giám sát” của người dân và tình huống đặc biệt khi công dân bức xúc vì đòi quyền lợi của mình (chưa bàn đến vụ này đúng hay sai) chưa thỏa mãn mà tự thiêu để kích động dư luận chống lại quy định này.
Thực tế, không chỉ Hà Nội mới có quy định này. Như chính báo chí đã đưa, trao đổi với PV Dân trí chiều 7/1, ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cho biết, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng ban hành quy định không được quay phim, chụp ảnh tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách trụ sở. “Quy chế này thực ra có từ lâu rồi”-ông Điệp nói. Nhiều trụ sở tiếp dân ở địa phương và cơ quan Nhà nước khác cũng có quy định tương tự.
Thực tế, như chính ông Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương nói về quy định này có ảnh hưởng đến “quyền tiếp dân” hay không, theo ông, điều quan trọng nhất là thái độ của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân. Qua tiếp xúc, người dân nhận thấy cán bộ cư xử đúng mực sẽ cảm thấy việc ghi âm, ghi hình là không cần thiết. “Khi bà con xin phép ghi âm, ghi hình thì cứ cho chứ có sao đâu. Nhưng mà cho với mục đích xây dựng, cùng với nhau hợp tác để cùng giải quyết công việc chứ không phải cứ đến cổng là lập tức đưa máy lên quay hết mọi thứ mà không tập trung vào mục đích chính của mình. Gây mất thời gian của công dân khác, ảnh hưởng tới Trụ sở” – ông Điệp nói. Thực tế khác, nhiều công dân đến trụ sở tiếp dân nhưng livestreams, lợi dụng “quyền giám sát” để gây rối trụ sở, xúc phạm người làm công vụ chứ không vì thiện chí.
Quy định này có vi phạm pháp luật, xin thưa, quy định này không CẤM công dân thực hiện quyền giám sát, không CẤM mọi trường hợp quay phim, ghi hình, ghi âm, nó có tính phòng ngừa người dân lợi dụng quyền giám sát để ghi hình, phát livestream, tung lên mạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm người làm công vụ, gây rối trật tự khu vực công sở, ảnh hưởng đến công dân khác, nhân viên công vụ khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Luật pháp nhiều nước có quy định tương tự, xin ví dụ luật của Mỹ “Laws differ in the United States on how many parties must give their consent before a conversation may be recorded. In 38 states and the District of Columbia, conversations may be recorded if the person is party to the conversation, or if at least one of the people who are party to the conversation have given a third party consent to record the conversation. As of 2010, in California, Connecticut, Delaware, Florida, Illinois, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Vermont, and Washington State, the consent of all parties of the conversation must be obtained in order to record a conversation. In Canada, telephone calls may be recorded without a court order if one of the parties to the call consents to the recording. It is to a judge’s discretion as to whether or not to admit the recording into evidence if both parties are not aware of the conversation having been recorded.”
(Tạm dịch: Các văn bản luật khác nhau ở Hoa Kỳ quy định số lượng các bên phải đồng ý trước khi cuộc trò chuyện có thể được ghi lại. Ở 38 tiểu bang và Quận Columbia, các cuộc hội thoại có thể được ghi lại nếu người đó tham gia cuộc trò chuyện hoặc nếu ít nhất một trong những người tham gia cuộc trò chuyện đã đồng ý cho bên thứ ba ghi lại cuộc trò chuyện. Kể từ năm 2010, tại California, Connecticut, Delkn, Florida, Illinois, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Vermont và Washington State, phải có sự đồng ý của tất cả các bên của cuộc trò chuyện để ghi lại cuộc trò chuyện. Ở Canada, các cuộc gọi điện thoại có thể được ghi lại mà không có lệnh của tòa án nếu một trong các bên tham gia cuộc gọi đồng ý ghi âm. Theo quyết định của thẩm phán về việc có hay không thừa nhận việc ghi âm thành bằng chứng nếu cả hai bên không biết về cuộc trò chuyện đã được ghi lại)
Rõ ràng, quy định của UBND Hà Nội và các văn phòng tiếp dân khác hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế về luật pháp và nhân quyền. Còn việc lợi dụng quy định để xuyên tạc luật pháp, vu cáo chính quyền như lối hành xử của ông luật sư Lê Văn Luân cần xem xét khả năng nhận thức/đọc hiểu pháp luật cũng như thái độ chính trị của ông này
Nguồn: Loa Phường, Tháng Một 11, 2019