Trang chủ Luận bàn - Phản biện Hà Nội ban hành quy chế tiếp công dân: Lắm kẻ tay...

Hà Nội ban hành quy chế tiếp công dân: Lắm kẻ tay nhanh hơn não

172
0

Ngày 3/1/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố. Chuyện này là không ai không biết và vấn đề chỉ xảy ra khi trong nội quy có quy định rằng: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

1. Nếu đọc kỹ và chịu khó suy ngẫm thì quy định này không có vấn đề gì để nói. Nhân quyền vẫn được đảm bảo và không hề ảnh hưởng tới cái quyền cũng như khả năng giám sát của công dân đối với cán bộ tiếp dân. Đó là chưa nói, vấn đề nhân quyền được đề cao nhất có thể, khi Nội quy đã đề quan tâm tới ý kiến, ý chí của những người có quyền lợi liên quan mà cụ thể ở đây là người tiếp công dân.

Và theo quy định này, nếu người tiếp công dân đồng ý thì vẫn có thể quay phim, chụp ảnh, ghi âm” được. Hay nói cách khác, trước khi thực hiện việc quay phim, ghi âm cần có một sự thoả thuận giữa hai bên (người thực hiện và người đứng ra tiếp công dân. Khi đó quyền lợi của hai bên sẽ được đảm bảo.

Trong câu chuyện đang được nói đến, vấn đề được xoáy sâu nhất đó là, với quy định trên thì việc người dân giám sát đối với cán bộ tiếp dân có bị ảnh hưởng không? Đây cũng là nội dung chính được đưa ra để nói và vin vào để phản đối bản nội quy mới được ban hành này. Tuy nhiên, sẽ không quá khó để giải mã câu hỏi này theo hướng phủ nhận.

Theo đó, trên thực tế quyền giám sát của người dân đối với người tiếp dân không chỉ diễn ra bằng phương thức quay phim, ghi hình mà bằng nhiều phương cách khác.

Cách thức quay phim, ghi hình được nói đến nhiều khi chỉ là hình thức, bởi lẽ đa phần việc giám sát thường xảy ra đối với nội dung trả lời của người đó đối với thắc mắc, vướng mắc của chính cá nhân đó. Mà điều này thì xin thưa luôn luôn được phản ánh trong biên bản cụ thể hoặc là văn bản trả lời chính thức của ban tiếp dân gửi công dân.

Nghĩa là nó luôn được phản ánh trung thực nhất bằng giấy trắng, mực đen. Các tài liệu ghi âm, quay phim trong trường hợp này chỉ là tài liệu có tính hỗ trợ chứng minh và làm phong phú hơn cho vấn đề được nói tới mà thôi.

Còn đối với thái độ tiếp công dân của người tiếp công dân thì có thể phản ánh qua đơn từ và xin thưa việc giải quyết điều đó không nhất thiết phải có file ghi âm, quay hình. Dư luận xấu thôi cũng đã đủ cơ sở để giải quyết.

Hà Nội ban hành quy chế tiếp công dân: Lắm kẻ tay nhanh hơn não

2. Có một thực tế mà có lẽ trong bối cảnh hiện tại những người dự thảo quy định, thậm chí văn bản luật luôn phải quán triệt, đó là phải đảm bảo hài hoà quyền lợi cho các chủ thể liên quan. Không vì điều này, điều kia mà hoặc đề cao quá chủ thể này kia trong quá trình xây dựng.

Nói riêng trong nội quy mới của UBND TP Hà Nội này, nếu như quyền lợi của công dân đã được đảm bảo thông qua việc thực hiện quyền; có quyền được kiến nghị, phản ánh, giám sát người tiếp dân lên cấp cao hơn, cơ quan có thẩm quyền thì cũng phải có cơ chế bảo vệ người tiếp dân.

Họ đại diện cho cơ quan nhà nước đứng ra tiếp công dân, đương nhiên họ đang thực hiện trách nhiệm công. Nhưng thực tế thì họ cũng chính là người phải chịu những hệ luỵ thực sự lớn mà không phải không ai không biết. Đó là do bức xúc với việc giải quyết của cơ quan chức năng mà người tiếp dân là đại diện, có không ít trường hợp đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ công chức tiếp dân, nhất là phía sau họ còn gia đình, con cái.

Hành vi đó không chỉ trực tiếp làm ảnh hưởng tới chủ thể tiếp dân mà còn ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của cơ quan công quyền. Do đó việc đưa ra quy định để bảo vệ hai chủ thể tham gia quá trình này là hết sức cần thiết.

-> Lâu nay đang diễn ra một thực tế những kẻ phản đối các đạo luật, các quy định chỉ đơn giản họ sợ khi ban hành đạo luật đó ra thì mình sẽ bị điều chỉnh; hành vi của mình sẽ bị theo dõi và xử trí. Bản thân họ sẽ không còn tự do, tự tại muốn làm gì thì làm.

Sở dĩ lâu nay điều đó được bỏ qua, trong các quy định chưa đưa những quy định mới này vào đơn giản, giới chức họ đang thông cảm cho sự ấu trĩ; họ chờ đợi thời gian để bản thân người dân thay đổi. Và khi điều đó đã không thể và nguyên tắc pháp quy, nước có quốc pháp, gia có gia quy được đặt ra thì những điều như thế là lẽ bình thường.

Hãy tôn trọng người khác trước khi đòi hỏi người khác phải tôn trọng mình.

Nguồn: Mõ làng, Tháng Một 11, 2019

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây