Trang chủ Đấu trường dân chủ Trò 'mị dân' bằng thông điệp 'Thánh lễ cầu nguyện'

Trò 'mị dân' bằng thông điệp 'Thánh lễ cầu nguyện'

199
0

Hoạt động tôn giáo nói chung và ‘Thánh lễ cầu nguyện’ nói riêng nếu không ‘lợi dụng yếu tố tôn giáo để kích động, xuyên tạc’ thì rất đáng để ‘trân trọng’, khuyết khích nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần không chỉ cho một bộ phận giáo dân mà còn là nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động ‘Thánh lễ cầu nguyện’ đã bị biến tướng thành yếu tố do một số linh mục ở một số quản hạt lợi dụng để chống phá dân tộc Việt Nam.
Mới đây, trên trang truyền thông Thái Hà (trên facebook) lại phát đi thông điệp ‘Thánh lễ cầu nguyện’ giống như những lẫn cầu nguyện trước đây. Vậy, họ cầu nguyện cái gì ? Vấn đề họ quan tâm cầu nguyện liệu có ‘trong sáng’ như hoạt động tôn giáo họ đang hướng đến ? Đó là những vấn đề mà chúng ta cần quan  tâm để trước khi quyết định tham gia sẽ không trở thành người ‘chống lại chính dân tộc mình, nhân dân mình và cuộc sống bình yên của bản thân mình’.
Trò 'mị dân' bằng thông điệp 'Thánh lễ cầu nguyện'
Truyền thông Thái Hà phát đi thông điệp tổ chức “Thánh lễ cầu nguyện’.

Truyền thông Thái Hà phát đi thông điệp tổ chức “Thánh lễ cầu nguyện’.

Truyền thông Thái Hà nêu lên những vấn đề cầu nguyện sẽ được tổ chức vào 20 giờ tối nay ngày 30/12/2018 tại Nhà Thờ Thái Hà (số 180/2 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội), có các ý chỉ sau đây:

– Cầu cho thế giới, cách riêng quê hương Việt Nam được hưởng nền Hòa bình, tự do đích thực.

– Cầu cho người dân Việt Nam ý thức về các quyền lợi và bổn phận của mình để chung tay phục vụ đất nước và con người.

– Cầu cho các tù nhân lương tâm bình an trong chốn lao tù.

Lâu nay, người dân Việt Nam nói chung, giáo dân nói riêng vẫn không ‘lạ’ gì với hoạt động ‘Thánh lễ cầu nguyện’ ‘hiệp thông cầu nguyện’ của một số linh mục thiếu thiện chí, hận thù và móc nối với các tổ chức chống phá ngoài nước.
Trước hết, xin bày tỏ quan điểm cá nhân của chúng tôi đến với những người làm Thánh lễ về việc kêu gọi ‘mập mờ’, ‘đánh tráo khái niệm’ và lợi dụng ‘Thánh lễ’ để chống phá. Bởi, thông điệp phát đi chỉ là những nội dung liên quan đến những chính sách của Đảng, Nhà nước đã, đang và sắp có hiệu lực triển  khai ở Việt Nam như: Trừng trị những kẻ phản Quốc-cái mà họ vẫn gọi là  tù nhân lương tâm; Luật an ninh mạng -cái mà họ vẫn cho rằng ‘hạn chế quyền tự do ngôn luận’…

Mập mờ đánh tráo khái niệm và ‘ám thị’ để rồi những gì diễn ra tối nay trong những bài giao giảng lại là ‘những lời tuyên truyền cố tình xuyên tạc, quy chụp và vu cáo hòng  kích động giáo dân, kích động những người tham gia chống phá’. Đây là ‘chiêu trò’ mà chúng ta vẫn thường thấy ở các linh mục hận thù thông qua các buổi hiệp thông cầu nguyện hay thánh lễ. Bài giao giảng của họ ‘sặc mùi’ chính trị, xuyên tạc trắng trợn những gì đang diễn ra ở Việt Nam để ‘khuấy động’ giáo dân đối nghịch với chính quyền, với lương dân.

Thứ hai, chúng tôi muốn đề cập đến nội dung của Thánh lễ mà truyền thông Thái Hà phát đi. Tại sao những vấn đề nổi cộm trên thế giới như chiến tranh do Mỹ và các nước đồng minh gây ra, thảm họa di dân ở biên giới Mexico, nhất là ‘thạm họa’ do chính linh mục Mỹ, Đức gây ra đối với gần 5 nghìn trẻ em bị lạm dụng tình dục,.. lại không được giáo xứ Thái Hà lựa chọn cầu nguyện? Tại sao, những vấn đề trong nước như những người bị tai nạn giao thông, bị thảm họa  thiên tai gây ra …lại không được giáo xứ Thái Hà lựa chọn cầu nguyện? Trong khi đó họ lại chọn những vấn đề như tù nhân lương  tâm-một khái niệm mơ hồ ở Việt Nam cũng như trên thế giới và những quy định của Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực lại là ‘tâm điểm trọng tâm’ để giáo xứ Thái Hà tổ chức một “Thánh lễ cầu nguyện’.

Đó chính là ‘chiêu trò’ của những linh mục vẫn kết thân với những tổ chức hận thù dân tộc ở hải ngoại chống phá lại cuộc sống vốn đã ổn định, hòa bình, tự do của người dân Việt Nam.

Hoạt động tôn giáo được Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ chỉ  khi hoạt động tôn giáo đó hướng đến xây dựng tôn giáo ‘tốt đời đẹp đạo’, ‘phù hợp với chuẩn mực của pháp luật Việt Nam’ và được cụ thể hóa trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi hoạt động đi ngược với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chuẩn mực của pháp luật và chống phá cuộc sống của người dân đều bị trừng trị theo đúng quy định của pháp luật.

Chắc chắn buổi Thánh lễ cầu nguyện tối  nay mà giáo xứ Thái Hà tổ chức cũng như mọi lần ngoài giáo dân -bị bắt buộc phải tham gia cầu nguyện thì còn xuất hiện những nhân vật nổi danh  khoác áo đấu tranh dân chủ như: mẹ con bà Cấn Thị Thêu, Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, … và một số linh mục từ miền Trung như Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục,… Những bài giao giảng trong lễ cầu nguyện đã được ‘biên soạn sẵn’ với những nội dung xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự trừng trị của Nhà nước đối với những tên tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
Một giáo dân của giáo xứ Thái Hà cho chúng tôi biết ‘đã quá quen thuộc với các bài giao giảng tại Thánh lễ cầu nguyện của linh mục’ và ‘miễn cưỡng phải đến buổi cầu nguyện của linh mục’ hay ‘tôi vẫn thường cầu nguyện việc khác còn việc linh mục giao giảng tại buổi Thánh lễ tôi không quan tâm’. Phải chăng, đây cũng là ‘tâm sự chung’ nói lên nỗi lòng của người dân thuộc giáo xứ Thái Hà và cũng là mong muốn chung của họ. Điều họ mong muốn và cầu nguyện là những gì ‘sát thực với ước mơ, nhu cầu, hoài bão của họ, gia đình họ’ chứ không phải những thứ ‘viển vông’ do chính linh mục ‘bày trò’ đặt ra.

Mỗi chúng ta, cần nhận thức rõ ‘âm mưu, thủ đoạn’ của một số linh mục vốn vẫn ‘lợi dụng hoạt động tôn giáo’ để mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mà bỏ qua lợi ích của cộng đồng, xã hội và dân tộc để từ đó có hành động ‘ứng xử’ phù hợp. Đồng thời, mỗi chúng ta cũng cần phải kiên quyết, dứt khoát trước những hành vi, hoạt động chống phá không để chúng lợi dụng, kích động, mua chuộc… gây mất an ninh trật tự ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân.

Thành Nam

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây