Trang chủ Đấu trường dân chủ Bộ sử 15 tập: Nguyên nhân và hậu quả của việc 'xuyên...

Bộ sử 15 tập: Nguyên nhân và hậu quả của việc 'xuyên tạc' lịch sử (kỳ 2)

266
0

Ban biên soạn bộ Lich sử Việt Nam 15 tập [Hà Nội: NXB Khoa Học Xã Hội, 2017] Do Ông Trần Đức Cường Làm Chủ Nhiệm Và Tổng Chủ Biên, đã làm cho bộ sách nổi tiếng vang dậy trong năm qua nhờ sự giới thiệu của Tổng chủ biên Trần Đức Cường trên các bài báo hồi tháng 8, năm 2017. Trong các đặc điểm được giới thiệu, dư luận chú ý nhất ở đoạn: “Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn (thay vì nguy quân ngụy quyền).” (https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-chu-bien-bo-su-viet-nam-nhieu-van-de-quan-he-viet-trung-chua-duoc-nhac-den-3629916.html )  Phản ứng dữ dội của quần chúng căn cứ vào lời giải thích không thỏa đáng của các ông Trần Đức Cường và sau này là ông Nguyễn Mạnh Hà về việc “bỏ sử dụng từ ngụy”, cho đến năm nay vẫn chưa suy giảm. Vì thế tôi đã cố gắng bằng mọi cách để có thể mua được bộ sách này để xem.
Khi được đọc Tập 12, thì tôi không thấy vấn đề từ ngữ có gì nổi bật như được ông Cường mô tả, nghĩa là các từ ngữ để diễn tả tính cách không chính danh, không chính nghĩa của chính thể miền Nam vẫn còn được dùng đúng chỗ và thích đáng. Đọc đi đọc lại giai đoạn đó, tôi lại khám phá ra những điều thiếu sót rất quan trọng, gần như cố ý của ban biên tập về những chi tiết sẽ kể sau. Cũng chính vì thế, nên tôi rất thắc mắc về lý do tại sao ông Trần Đức Cường cố tình đánh lạc dư luận về chi tiết dùng từ ngữ liên quan đến ngụy quân ngụy quyền trong lúc đó chính phủ ở miền Nam vẫn được mô tả thích ứng  với bản chất của nó.

>> Bộ sử 15 tập: Những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng cần quan tâm (kỳ 1)

Bộ sử 15 tập: Nguyên nhân và hậu quả của việc ‘xuyên tạc’ lịch sử (kỳ 2)

Nguyên nhân dẫn đến sai sót

Các tác giả từ tập 4 đến tập 13 đều là các nhà trí thức khoa bảng, có học vị đại học Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ về ngành sử học cùng với chức nghiệp là Giáo Sư hay Phó Giáo Sư chuyên về sử học mang trách nhiệm biên sọan các tập sử trên đây. Vì thế chúng ta không thể cho rằng họ  không có đủ kiến thức về sử học,  hay không có kinh nghiệm biên soạn các tập sử trên đây.

Vậy thì chỉ có thể nói là vì các tác giả ở vào một trong mấy trường hợp dưới đây:

1.-/ Không đọc hay không tham khảo những tác phẩm lịch sử có liên hệ đến những hành động tội ác của Giáo Hội La Mã đã liên tục (a) tác oai tác quái gây nên không biết bao nhiêu đau thương tang cho nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, và (b) can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng thô bạo từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày nay.

2.-/ Nói không quá lời, gần 90% các phương tiện truyền thông chính yếu ở hải ngoại (báo chí, phát thanh, truyền hình, các trung tâm văn nghệ, các tổ chức talk shows, các báo cáo về cuộc họp cộng đồng, các nhân vật được phỏng vấn, được làm khách mời…) đều do những thế lực của Ca-tô La Mã nắm chặt làm chủ. Hơn 40 năm qua, họ đã cùng nhau sản xuất các tác phẩm xuyên tạc lịch sử để phi tang hay xóa nhòa những tội ác của họ, đồng thời tấn công vào tất cả những thành quả của các lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh trong giai đoạn chống giặc xâm lăng, từ thời Pháp đến thời Mỹ. Ngoài ra họ còn tìm cách lợi dụng và phóng đại những tiêu cực trong giai đoạn hiện tại khi chính quyền Việt Nam điều khiển công cuộc đổi mới đất nước.

Những sản phảm nói trên đã thành công trong việc tuyên truyền lấp liếm tội ác của các chính quyền miền Nam giai đoạn 1954-1975, và gây hại cho chính quyền Việt Nam hiện tại, và kết quả là sự nghiêng ngả trong quan niệm đối với lịch sử nước nhà. Dần dà, những người trí thức thay đổi, thay vì hãnh diện là một thành viên trong cái tổ chức đầy công lao đối với tổ quốc, ngược lại họ mang “mặc cảm” vì những cụm từ mà phe địch đã tạo ra như “quê mùa, dốt nát, lạc hậu, bảo thủ,…” trái ngược với những thứ mơ hồ và thuần vật chất hoặc khoe mẽ bên ngoài, các trí thức dở hơi này cố gắng để mang bộ mặt giả tạo như “sang trọng, văn minh, tiến bộ, dân chủ, tự do, nhân quyền,…” những thứ đã làm cho chính phe đang tuyên truyền ở hải ngoại phải chạy trối chết năm 1974.

3.-/ Các tác giả viết sử ở Việt Nam vì thế có thể đã lọt vào một trong 3 kế sách mà giáo triều Vatican đã sử dụng để xâm nhập vào giai cấp lãnh đạo tại các nước Anh, Pháp, Việt Nam và nhiều quốc gia đối tượng khác như được trình bày khá đầy đủ trong các tiết mục ở trên.

Hậu quả của những sai sót

Từ ngàn xưa bất kỳ công việc làm toàn thiện, toàn hảo nào với mục đích tốt nhưng cũng vẫn có những thiếu sót và sai lầm, cũng đều có những hậu quả tác hại cho những người liên hệ. Những thiếu sót trong bộ sách Lịch Sử Việt Nam gồm 15 tập trên đây cũng nằm trong quy luật xã hội này. Dưới đây là một vài hậu quả trực tiếp mà chúng tôi nghĩ đến, một số đã thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong ngành giáo dục.

1.-/ Học sinh và sinh viên cũng như dân chúng các thế hệ mai sau sẽ (1) không biết gì về những rặng núi tội ác mà Giáo Hội La Mã đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, và (2) không biết gì về lòng căm phẫn và thù ghét của nhân dân thế giới đối với tôn giáo đó ngày càng mãnh liệt. Kết quả là dân ta lại đi tôn vinh hay nâng nó lên như một tôn giáo của tình thương và bác ái, của công lý và hòa bình, như dân theo đạo Chúa thường gạt gẫm mọi người.

Hậu quả là các phe phái đạo Chúa trong thời gian sau này đã được chính quyền cho phép tự do giảng đạo bá láp của họ ở khắp hang cùng ngõ hẻm và xây dựng lên nhiều “ngôi thánh đường” lộng lẫy nguy nga, trong khi trào lưu tân tiến ở Âu Mỹ đã ngày càng khinh rẽ đạo này. Thứ hai nữa là chính quyền lại tiếp tục tiến đến bang giao với Vatican mà không hề biết mình đang đem con chó sói vào nhà.

Bộ sử 15 tập: Nguyên nhân và hậu quả của việc 'xuyên tạc' lịch sử (kỳ 2)

Bộ sử 15 tập: Nguyên nhân và hậu quả của việc 'xuyên tạc' lịch sử (kỳ 2)

Giáo xứ Đồng Trì – Hà Nội

2.-/ Các giáo viên được đào tạo trong ngành giảng dạy môn lịch sử tại các trường ở bậc trung học có thể là cả đại học sẽ hướng dẫn sai lầm cho các em về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam thời cận đại và đương đại. Có một độc giả cũng là nhà giáo dậy lịch sử, cho tôi biết: “trong sách lịch sử lớp 5 vả sách lịch sử lớp 8 vẫn có bài nói về những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, ý muốn đề cao ông này, và đề nghị “con muốn bác có một bài súc tích về vấn đề này để giúp con có thêm kiến thức để con viết một thư ngõ gửi cho Trung ương”  (M.A.)

Dưới đây là vài hậu quả thực tế:

2a.) Trong Youtube “Lịch Sử/Số 1/ Lịch Sử Việt Nam 1858-1884/ chinh phục” kỳ thi  2018/VTV7” – từ phút 8:15 đến phút 9:4), nhà giáo hướng dẫn đã khẳng định rằng “vì triều đình nhà Nguyễn ban hành lệnh cấm đạo và làm nhục nước Pháp, cho nên Pháp mới chụp lấy làm cái cớ để đem quân tân chiếm Việt Nam làm thuộc địa.” Nhà giáo này không biết rằng Giáo Hội La Mã đã có chủ tâm nỗ lực tạo nên  tình huống khiến cho triều đình nhà Nguyễn phải ban hành lệnh cấm đạo. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài “Nguyên Nhân Triều Đình Huế Ban Hành Lệnh Cấm Đạo,“. Tôi tin rằng còn có rất nhiều nhà giáo dạy sử  khác cũng rơi vào tình trạng giống như nhà giáo dạy trên youtube như thế.

2b.) “Trong bối cảnh “loạn sử” hiện nay, người bàn xuôi kẻ phán ngược về lịch sử nước nhà, khiến dư luận không khỏi phân tâm. Tuy nhiên nhiều ý kiến trái chiều lại là của những người có chức sắc, phẩm hàm, nắm những địa vị có nhiều khả năng chi phối công luận, càng thêm phức tạp.” (BS Nguyễn Văn Thịnh, Đừng Dùng Ngụy Lý Để Biến Giả Thành Chân.

Tình trạng loạn sử mà bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh nói đến chính là những tuyên bố của các “giáo sư, tiến sĩ,..” dở hơi (đã nói trong phần II Nguyên Nhân ở trên) về các nhân vật anh hùng của ta đã giúp làm những ngọn đuốc, những tấm gương can đảm và anh dũng, chịu đựng bao nhiêu thiệt thòi, gian khổ, và tang thương,… cho đến ngày thống nhất toàn quốc và độc lập thực sự sau một thời gian dài trăm năm đô hộ giặc Tây.

Thời gian mấy năm gần đây, người ta đã nghe những bài viết mới phát sinh để phủ nhận những nhân vật huyền thoại của thời chiến tranh như: Chị Võ Thị Sáu, Cậu bé Lê Văn Tám đốt kho xăng, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, rồi phịa ra những tin như Bác Hồ là người Tàu, cờ đỏ sao vàng là cờ tỉnh Phúc Kiến, vân vân…

2c.) “Trước hết chúng tung tin Việt Nam Cộng Hòa trước đây là một thực thể chính trị được nhiều nước trong cộng đồng thế giới công nhận. Rồi chúng sẽ lấn tới bước nữa vu cáo Miền Bắc đã xâm lược Miền Nam là vi phạm luật pháp quốc tế. Cùng với sự nhào nặn ra những tổ chức phục quốc, cả ở ngoài nước và trong nước, chúng sẽ đưa ra cái nội dung hòa hợp, hòa giải theo ý chúng nhằm trước mắt là xóa nhòa ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Việt Nam, sau là phủ định nhà nước Việt Nam hiện hữu, tiến tới thành lập một Quốc gia Việt Nam hổ lốn, sẽ gây hỗn loạn xã hội khó lường!”(BS Nguyễn Văn Thịnh, CHUYỆN NGƯỜI, CHUYỆN TA.

Tình trạng Hỗn loạn xã hội là phản ứng của quần chúng yêu nước đối với các tuyên bố bạt mạng và vô sỉ như trên. Điều gì thúc đẩy để các ông phải viết như thế? Trong lúc, có biết bao nhiêu sự bịa đặt trong tôn giáo TCG nhằm đem lợi ích cho người nước ngoài, có hại cho sự tồn vong văn hóa dân tộc và tiền đồ dân tộc mà không ai dám lên tiếng?

Những chuyện lịch sử và những anh hùng can đảm chống xâm lăng, dù thật hay giả, không có hại gì cho bất cứ ai, trái lại là động lực cho thế hệ sau vẫn nuôi ý chí, can đảm yêu nước chống ngoại xâm. Cho dù có sự bịa đặt đi nữa, nó không đem lại lợi ích cá nhân nào, mà lợi ích chung cho dân tộc, cho tổ quốc.

Hơn nữa, nếu tất cả những chuyện anh hùng như Võ thị Sáu, Lê văn Tám, Tô Vĩnh Diện,… đó đều không có thật, vậy thì động lực nào đã dẫn dắt dân ta trên con đường dài gian khổ cho đến ngày toàn thắng?

3.-/ Các nhân viên chính quyền địa phương không hiểu biết về việc tách biệt tôn giáo ra khỏi học đường và các cơ sở chính quyền, một ý thức mà những người dân ở các xứ văn minh đều biết. Hậu quả là có sự kiện đáng tiếc mới xảy ra trong tháng 12, 2018 như sau.

Ngày 05 tháng 12 năm 2018, Phòng Giáo Dục vừa mới ra công văn Số 1054 ra lệnh không được tổ chức Noel trong các trường học. Ngay sau đó có phản ứng của những con chiên, và Ủy Ban Nhân Dân Huyện Nhà Bè đã vội vả rút lại một công văn đó. Hành động này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của những người bên lương. Xin đọc chi tiết ở bài MANG NOEL VÀO TRƯỜNG HỌC- UBND H. NHÀ BÈ RÚT CÔNG VĂN CỦA ÔNG LÊ THANH HẢI LÀ THỎA HIỆP VỚI PHẢN ĐỘNG LÊ VĂN SƠN, BIẾN ĐÚNG THÀNH SAI.

Ở Việt Nam, việc tách biệt tôn giáo ra khỏi học đường và các cơ sở của chính quyền được thể hiện trong Điều luật số 19 của Luật Giáo Dục và Đào Tạo, nhưng ít ai được cho biết. Vì thế mới có những hành động sai quấy hết sức đáng tiếc từ phía chính quyền địa phương.

4.-/ Những tác phẩm của chúng tôi trưng dẫn các nguồn tài liệu công bố sự thật cần biết về mối nguy cho dân tộc của nạn Thiên Chúa giáo ở Việt Nam không được chính quyền cho phổ biến bằng các phương tiện truyền thông chính thống. Vì thế, nhiều giáo viên ở Việt Nam không dám sử dụng các tác phẩm của chúng tôi làm tài liệu tham khảo.(22) . Ngược lại, các cơ quan truyền thông chính thống, và những quyển sách giáo khoa về lịch sử Việt Nam luôn bỏ qua tất cả những điều cần biết như đã trình bày trên. Những sử gia hoài Ngô sẽ khai thác tối đa bằng cách dựa vào cái tư thế “truyền thông chính thống” đó để tung ra hàng loạt các tác phẩm ngụy sử để  rửa mặt  cho  Giáo Hội La Mã và (2) tập thể con chiên người Việt làm tay sai cho các thế lực ngoại thù từ giữa thế kỷ 17 cho đến nay.

Tình trạng này  khiến cho các thế hệ con cháu của chúng ta có thể sẽ làm những chuyện phản dân tộc như:

4a) Tôn vinh những  tên vong nô hay  phản quốc  là “anh hùng”. Điển hình  là  linh mục Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Thục, toàn bộ ba đời dòng họ Ngô Đình Diệm, giám mục Lê Hữu Từ, giám mục Phạm Ngọc Chi, giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục Hoàng Quỳnh, và tất cả các đại diện Chúa được Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nêu đích danh [nơi trang 27 trong tờ Tận Thế Số Ra Mắt, ngày 15/6/2002 (Toà Soạn: P.O. Box 8394, Fountain Valley, CA 92728. USA], và một số đông giáo dân có địa vị cao ở Việt Nam trong những năm 1858-1975 như Trần Bá Lộc, Lê Hoan, Nguyễn Trường Tộ, Petrus Trương Vĩnh Ký, v.v….  Tất cả những tên tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam, đều mất hết nhân tính và phản ảnh đúng bản chất của loài súc sinh mà Giáo Hội La Mã gọi chúng là “bày cừu non” (con chiên).

4b) Ngược lại, có ngày con cháu chúng ta sẽ quay ngược lại khinh bỉ, lên án và gán cho các nhà ái quốc đã liều thân chiến đấu trong đại cuộc đánh đuổi các thế lực liên minh xâm lăng trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975  là “tội đồ dân tộc”, rồi thi nhau xả ra những lời nguyền rủa họ qua các thế hệ này đến thế hệ khác.

Do đó, những người viết sử chân chính phải nói lên đầy đủ những sự kiện về  những rặng núi tội ác mà:

–  Giáo Hội La Mã đã liên tục gieo tai giáng họa gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho nhân loại trong gần hai ngàn năm qua.

– Đã liên tục can thiệp vào nội tình Việt Nam một các cực kỳ thô bạo và hết sức trắng trợn từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày 30/4/1975.

– Đã chủ động điều khiển giới tu sĩ áo chùng đen phải liên tục tích cực kêu gọi và kích động giáo dân nổi loạn đánh phá chính quyền và nhân dân ta từ năm 1976 cho đến ngày nay. Danh sách các vụ nổi loạn đã được nhắc đến nhiều lần. Xin đọc Chương 21 “Âm Mưu Của Vatican Hiện Nay Ở Việt Nam – Đề Nghị Một Số Biện Pháp Đối Phó,”.

Có thể chúng tôi không biết hết được trong toàn quốc là có bao nhiêu chuyện “nằm vạ” hoặc yêu sách, hay chống đối như thế.

Kiến nghị

Nhân dân và chính quyền Việt Nam ta vì cao thượng và nhân từ mà tha thứ, không xử lý những tên tội đồ phản quốc chống lại dân tộc và đất nước chúng ta. Nhưng không phải vì thế mà không ghi vào lịch sử những việc làm tội ác phản dân hại nước của chúng. Lý do là viết sử thì phải nhớ câu nói “Gươm lịch sử không tha phường gian ác”, nghĩa là phải công bằng và quang minh, phải cho “hắc bạch phân minh”.  Những người có công với đại cuộc đánh đuổi các thế lực xâm lăng cũng như đánh dẹp những quân phản quốc đã tiếp tay cho giặc chống lại đất nước, và bọn Việt gian phản quốc đi theo giặc đều phải được ghi lại rõ ràng trong sách sử. Làm thế để cho người dân và các thế hệ mai sau phân biệt rõ ràng những ai phải được tôn vinh, và những ai cần phải lên án và khinh bỉ, đúng theo truyền thống văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam  ta. Đó cũng là quy luật lịch sử mà bất kỳ dân tộc có văn hiến nào cũng theo đó mà hành xử.(4)

Qua vài thí dụ tiêu biểu về lịch sử khắp thế giới được viết nơi CHƯƠNG 22 của “Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam” tựa đề Một Số Biện Pháp Để Ngăn Chặn Âm Mưu Lấn Lướt Của Vatican, chúng tôi thiết tha khẩn thỉnh cầu:

1.-/ Tất cả mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại, gồm các tác giả của các tập từ Tập 4 cho đến tập 13 trong bộ sách Lịch Sử 15 tập này lên tiếng góp ý (phản biện hay tán đồng bài viết này của tôi) để cho được công bằng và rộng đường dư luận.

2.-/ Các nhà hữu trách trong bộ Giáo Dục Và Đào Tạo và hãy vì quyền lợi lâu dài của dân tộc mà xem xét lại bộ sách lịch sử này để tránh những tai hại như trình bày trong phần trên.

Mong lắm thay!

Trân trọng.

CHÚ THÍCH

(1) Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165

(2) Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), t 228 & 272.

(3) Avro Manhattan, Vietnam why đi we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p 139.“Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries.”

(4) Nhiều tác giả, Ki Tô Giáo:Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, California, Văn Nghệ, 1996), tr 331 và 334.

(5) Stanley Karnow, Vietnam A History (New York: The Viking Press, 1893),p. 63.

(6) Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (Saint Raphael, France: tự xuất bản 1994 ) tr. 17.

(7) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP: Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 45-46.

(8) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 61.

(9) Chính Đạo,  Việt Nam Niên Biểu (Houston, TX: Văn Hóa 1996), tr. 295.

Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sử 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23.

(11) Lê Hữu Dản, Sđ d., tr. 24

(12) Joseph Buttinger,Vietnam: A Dragon Embattled  (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933.

(13) Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I(Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

(14) Joseph Buttinger,Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praege, r, 1967), p 956, và Đỗ Mậu,Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1994), tr 645.

(15) Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr 127-131.

(16) Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan Tập II (Fall Church. VA: Alpha, 1991), tr. 1014.

(17) Chính Đạo,Việt Nam Niên Biểu 1939- 1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 172.

(18) Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster., CA: Văn Nghệ, 1986), tr 99-101). và Nguyễn Hiến Lê, Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (TP Hồ Chí Minh: NXB Văn Học, 1993), tr. 354-356, của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

(19) Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

(20) Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

(21) Nigel Cawthorn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr 167-168.

(22) Chu Tất Tiến,  CSVN Thoát Hiểm Bằng Cách Bôi Nhọ Công Giáo, Một Sách Lược Thâm Độc Của Cộng Sản”- Nguồn: (http://thongtinberlin.de/diendan/csvnthoathiembangcachboinhotongiao.htm)

(23) Trịnh Văn Phát. Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi. (Đăng trong Giáo Hoàng Học Viiên PIÔ – Liên Lạc Số 2 – Nhóm Úc Châu thực hiện, tháng 7 năm 1995, tr 72..

Nguyễn Mạnh Quang (Sách hiếm)

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây