Đài Á Châu Tự Do mới đây đã có bài “Ân xá Quốc tế chỉ trích chính quyền ngăn hội thảo của các tổ chức XHDS tại Hà Nội”.
Bài viết có đoạn: “Ngày 19/12/2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông cáo chỉ trích chính quyền Hà Nội cho đóng cửa hội thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công” trong khi đang diễn ra tại khách sạn Hanoi Club là “bước đi đáng báo động.”
Ông Minar Pimple, Giám đốc toàn cầu của tổ chức Ân xá Quốc tế nói: “Đây là một cuộc tấn công vô lý và gây sốc, vào cuộc họp xã hội dân sự ôn hòa, hợp lệ“.
Đài này cũng cho biết: “Đây là hội thảo thường niên lần 3 của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các nhóm có đăng ký gồm Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET)…”.
Lí do để chính quyền quận Tây Hồ, Hà Nội yêu cầu dừng hội thảo là các nội dung được quy định tại dùng Sắc lệnh 101: “Sắc lệnh 101 được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký từ năm 1957 và một loạt các nghị định tiếp theo sau đấy. Trong đó có 1 điều mà chính quyền địa phương xem xét, đó là nội dung: nếu tụ tập đông người ở nơi công cộng phải thông báo cho chính quyền địa phương trước 24 tiếng”.
Bình luận về lí do này, Đài Á châu tự do nói thêm: “Tất nhiên là chính quyền không biết để bảo vệ, rồi giúp đỡ chẳng hạn là cái mục đích của nội dung đấy, Tuy nhiên ban tổ chức lại có sự hiểu khác và có giải thích với chính quyền địa phương là tại sao không có thông báo trước” và mấu chốt cho việc không thực hiện được “Ban tổ chức” hội thảo này giải thích là: “Căn bản chúng tôi nghĩ khách sạn này là một cơ sở tư nhân chứ không phải nơi công cộng, thì ví dụ như công viên, quảng trường, đường phố là nơi công cộng, và như vậy nếu mình tổ chức phải xin phép”. Theo cách lí giải này thì chúng ta nên bắt đầu câu chuyện từ quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự; phòng, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Khoản 1, điều 5 (Vi phạm quy định về trật tự công cộng):
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng“.
Như thế, đối chiếu nghị định thì khách sạn thuộc nơi công cộng khác và đương nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh.
Vả lại, nói rằng việc xử lý yêu cầu giải tán hội thảo nói trên là theo quy định tại Sắc lệnh 101 được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký từ năm 1957 hoàn toàn là trò cố lí sự của kẻ thiếu lí lẽ. Bởi ngay trong những dòng đầu tiên của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự; phòng, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì căn cứ để ban hành nghị định này bao gồm: “Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Căn cứ Luật cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú ngày 20 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Luật thi hành án hình sự ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000; Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30 tháng 6 năm 2011 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 12 tháng 7 năm 2013” và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an nên Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Hoàn toàn không có bất cứ dòng nào nói rằng, nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự; phòng, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình hướng dẫn thi hành Sắc lệnh 101 được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký từ năm 1957 được đề cập. Hơn nữa, với sự cải cách và thay đổi trong nền lập pháp thì đã từ lâu “Sắc lệnh” đã được thay thế bằng Nghị định và nhiều tên gọi khác.
Nói như thế để thấy sự ấu trĩ khiến cho đám này không hiểu mình sai ở đâu. Và đám ăn hại Ân xá Quốc tế kia cũng không hiểu sự việc thế nào cũng hùa theo ném đá giới chức Hà Nội. Chỉ có điều cây ngay thì không sợ chết đứng…
Nguồn: Mõ làng, Tháng Một 11, 2019