Trần Khải Thanh Thủy là một người đàn bà đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ cũng có chút năng khiếu viết lách, tưởng rằng có thể sống được nhờ nghề viết nên đã bỏ nghề dạy học thành kẻ tự do để viết lách. Nào ngờ, tài năng chưa đến độ nên không đâu sử dụng được. Thất nghiệp, trong cơn túng quẫn Thủy đã sa vào vòng tay của Việt Tân. Kết cục, sau khi vắt chanh, Việt Tân đã thải Thanh Thủy bơ vơ ở xứ người. Nghe đâu họ Cù và Điếu Cày cũng đang mơ về con đường này.
Trần Khải Thanh Thủy là ai?
Trần Khải Thanh Thủy sinh ngày 26 tháng 11 năm 1960 tại Hà Nội. Tốt nghiệp khoa sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1982, từ năm 1986 đến 1993 Thủy làm giáo viên tại Trường THPT Kỳ Sơn B, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình và THPT Chương Mỹ A, tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1993 Trần Khải Thanh Thủy bỏ nghề dạy học về Hà Nội viết báo, phóng viên báo Cựu chiến binh và cộng tác viên nhiều báo khác (Người cao tuổi, Văn hóa văn nghệ công an, Lao động thủ đô,…). Do thường xuyên vi phạm đạo đức nghề báo, năm 1999 Thủy bị buộc thôi việc, bắt đầu nghề viết tự do.
Trong cơn khốn quẩn, Thủy đã bị phần tử xấu móc nối, chu cấp và là hướng vào con đường chống đối nhà nước.
Thuỷ đã tự ý ghi tên những người khiếu kiện ở các tỉnh vào danh sách tham gia “Hội dân oan”. Nhờ thủ đoạn này, Thủy đã moi được khá nhiều tiền ở bên ngoài, nhưng chỉ chi cho vài người khiếu kiện từ 50.000đ đến 100.000đ, còn đút túi hàng trăm triệu đồng trong vòng vài ba năm. Khi bị nhiều người phản ứng việc ăn chặn tiền nói trên, Thuỷ đã lăng mạ, khủng bố tinh thần, đe dọa hành hung, thậm chí còn dọa giết sư Thích Đàm Thoa khiến sư nữ phải nhiều lần chạy trốn.
Cơ quan Công an và pháp luật đã tiến hành xác minh, làm rõ hành vi của Thủy đúng như đơn thư tố cáo của bà con. Thì ra, hành động lừa đảo bà con của Thủy là nhằm mục đích tư lợi kiếm tiền cho bản thân. Hơn nữa hành động này của Thủy nằm trong sự chỉ đạo của thế lực thù địch bên ngoài, đắc lực nhất là Nguyễn Hải (đảng Việt Tân ở Mỹ), Nguyễn Đức Huần (Bỉ) chi tiền để Thủy tập hợp số người khiếu kiện chây ì, quá khích thành lập cái gọi là “Hội dân oan Việt Nam” do Thuỷ làm đại diện nhằm kích động, tập hợp lực lượng lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 2 tháng 9 năm 2006 Thủy đã bị công an đã bắt khi đang chuyển tài liệu phản động ra nước ngoài. Tháng 2 năm 2007 tổ chức Human Rights Watch bày đặt trò tặng Giải Hellmann/Hammett cho Thủy để bơm thổi quyết tâm chống đối nhà nước của Thủy. Ngày 21 tháng 4 năm 2007 Trần Khải Thanh Thủy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội bắt khẩn cấp vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 5/2/2010 Thủy lại bị đưa ra tòa vì tội cố ý gây thương tích và đã bị tòa phán quyết 3 năm rưỡi tù giam.
Đến lúc này thì Việt Tân đã lộ diện, vận động các nhân vật diều hâu trong quốc hội Mỹ can thiệp. Trần Khải Thanh Thủy đã được tha sau 21 tháng tù, và được đưa sang định cư ở Mỹ vào tháng 6 năm 2011.
Bước chân sang đất nước “tự do”, Việt Tân đã đón và tung hô Thủy như một vị anh hùng, Thủy được kết nạp vào Việt Tân, trở thành cốt cán trong buổi ra mắt vào ngày 2/7/2011 tại Quận Cam, Nam California.
Mối lương duyên “mèo mã gà đồng” ấy đã tan sau gần 3 năm lợi dụng nhau. Giờ thì Thủy sẽ chết dần chết mòn ở xứ “tự do” trong vòng vây của Việt Tân.
Trò đem con bỏ chợ được Việt Tân chống chế bằng ngôn ngữ “mất dạy” truyền thống: “Cái duyên hợp giữa chị Thủy và VT đến đây đã hết. Chúng tôi rất mừng khi thấy chị Thủy tự lập được, không cần VT. Tiến trình bảo trợ nào rồi cũng đi đến giai đoạn tự thân, tự trọng, tự lập, tự tồn. Chúng tôi chúc chị gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống trước mặt.”
Thông báo của Việt Tân như sau:
Ngày 5 Tháng 12 Năm 2013
Thông Báo Về Việc Bà Trần Khải Thanh Thủy Rời Đảng Việt Tân
Kính thưa quý thân hữu,
Thay mặt cơ sở đảng Việt Tân, chúng tôi xin thông báo đến quý vị thân hữu rằng hiện nay bà Trần Khải Thanh Thuỷ không còn là đảng viên đảng Việt Tân.
Lý do của sự chia tay này là sau một thời gian bà TKTT sinh hoạt trong tổ chức, thái độ và bản tính của bà không thích hợp trong một tổ chức đấu tranh cách mạng như đảng Việt Tân. Đảng Việt Tân đã phải áp dụng một biện pháp kỷ luật đối với bà.
Đảng Việt Tân là một tổ chức có một nếp văn hoá sinh hoạt chú trọng đến tinh thần tương kính, tôn trọng kỷ cương giềng mối của tổ chức, biết giữ gìn tin tức nội bộ cơ sở không phổ biến ra ngoài , biết lắng nghe góp ý xây dựng từ chiến hữu mình, v.v… Để có thể hội nhập và ở trong tổ chức lâu dài, người đảng viên Việt Tân cần luôn trau dồi và chấp nhận sự nhắc nhở nhau về những đức tính kể trên. Rất tiếc là bà TKTT đã không đáp ứng các đức tính nói trên.
Chúng tôi thông báo với quý vị tin này để tránh cho quý vị sự ngạc nhiên thắc mắc khi thấy bà TKTT bỗng dưng có những thái độ giận hờn cay đắng với tổ chức Việt Tân qua những bài viết hoặc lời nói tiêu cực về tổ chức đã từng nhiều năm hết lòng giúp đỡ mình từ trong cũng như ngoài nước.
Cơ sở Đảng Việt Tân luôn hân hoan đón chào những góp ý xây dựng của quý vị để củng cố phương tiện đấu tranh và canh tân đất nước ngày càng hữu hiệu hơn.
Thân kính,
Đặng Quỳnh
Hoàng Thế Dân
Đại diện Cơ sở Đảng Việt Tân/Bắc California.
***
Radio TNT Trao Đổi Với Ông Đặng Quỳnh/Hoàng Thế Dân Về Bà Trần Khải Thanh Thủy.
Lời Mở: Gần đây trên Facebook của mình, bà Trần Khải Thanh Thủy (TKTT) đã viết một số đoạn – qua nhiều kỳ – có nội dung đã kích đảng Việt Tân (VT) sau khi bà cho biết đã rời khỏi tổ chức này. Lúc mới qua Hoa Kỳ vào năm 2011, bà TKTT đã từng phát biểu rất ưu ái về VT, rằng bà như gái chính chuyên một chồng, đã thuộc về VT rồi không thể đi với tổ chức nào khác. Tuy nhiên, nay bà quay lại tấn công Việt Tân là điều khá bất thường. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có một cuộc trao đổi với ông Đặng Quỳnh/Hoàng Thế Dân là đại diện Cơ sở đảng Việt Tân tại Miền Bắc California, nơi bà TKTT sinh hoạt trước đây.
Hỏi: Xin chào ông Đặng Quỳnh. Trong bài viết của mình, bà TKTT có nhắc đến ông là người đã nói chuyện ngay trước khi bà quyết định ra khỏi đảng Việt Tân. Xin ông cho biết tại sao có sự thay đổi thái độ nhanh như vậy và quan điểm của VT về vụ này ra sao.
Đáp: Vâng, trong mọi mối quan hệ, khi mà hai bên thất vọng không còn tìm ra những điểm tương hợp về nhau, thì sự chia tay thường khó tránh khỏi và có khi là điều tốt cho nhau. Và thường mọi cuộc chia tay, nếu nói theo lối ví von duyên nợ thì mỗi bên đã để lại cho nhau những vị đắng, không vui. Hành xử ra sao với vị đắng đó là tùy bản chất tính tình của mỗi người. Chúng ta thường thấy, ít nhất một bên hay cả haibên trong cuộc, đều muốn la làng cho mọi người biết nỗi cay cú giận hờn của mình, đổ hết tội sang phíabên kia, nói xấu bên kia đủ điều. Và chúng ta cũng thấy có những cuộc chia tay mà hai bên đã thể hiện tinh thần cao thượng, lặng lẽ nuốt đi vị đắng, đóng lại một chương không vui và chúc lành cho nhau đi tới với quãng đời trước mặt. Rất tiếc chúng tôi không có được một cuộc chia tay êm lắng ở đây.
Hỏi: Xin ông cho biết nếu có thể, lý do của cuộc chia tay này. Được biết ông là cấp trên của bà TKTT, và qua bài viết trên FB, bà Thủy tố cáo cấp trên trù dập hành xử đối với bà như là VC. Điều này có đúng không?
Đáp: Tất nhiên chị Thủy có cái nhìn chủ quan của chị, và chúng tôi có cái nhìn khác hẳn. Xin lỗi, tôi không muốn đôi co và đưa ra những vấn đề riêng tư trong nội bộ, vì chẳng ích lợi gì, ngoài việc thỏa mãn trí tò mò của người bàng quan và kéo dài những gì đã qua, cũng như tạo cơ hội cho những trường hợp đâm bị thóc, chọc bị gạo. Giải thích nguyên do chia tay theo cái nhìn chủ quan của riêng mình là quyền của chị Thủy, nếu quý bạn đọc kỹ bài của chị Thủy và tinh tế để ý giữa hai hàng chữ, có thể quý bạn sẽ đoán hiểu phần nào những lý do sâu xa của sự chia tay.
Chúng tôi có thể nói một cách tổng quát là một cá nhân khi tình nguyện tham gia một tổ chức thì phải ghép mình trong quy củ, kỷ luật của tổ chức đó; ngay cả một gia đình cũng có nền nếp, kỷ cương của một gia đình. Đảng viên VT phải có ý thức tự giác về tinh thần kỷ luật này của tổ chức. Khi cá nhân không cảm thấy thích hợp với ý thức kỷ luật tự giác của VT, thì người đó có quyền chia tay, vì việc tham gia VT để phục vụ đất nước hoàn toàn là do lòng tự nguyện.
Hỏi: Đây không phải là lần đầu tiên VT bị người từ trong tổ chức đi ra và quay lại đánh phá. Tại sao thế?
Đáp: Hiện tượng này không phải chỉ thấy duy nhất nơi VT mà xảy ra ở hầu hết những tập hợp nhân quần. VT là tập hợp của những con người bình thường với đầy đủ những cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố tự nhiên của con người, đến với nhau vì một lý tưởng và quan điểm chung. Quan hệ giữa người và người là một quan hệ vô cùng phức tạp, nên những mâu thuẫn đưa đến kẻ ở người đi là chuyện bình thường, càng đông người thì càng dễ xẩy ra những đụng chạm tâm lý. Nhưng chính đó cũng là trường học giúp anh chị em chúng tôi tôi luyện tinh thần hòa và đồng để giữ được VT vẫn là VT dù trải qua bao thăng trầm, sóng gió. Chúng tôi chấp nhận sự chia tay này, và nỗ lực hơn, tập trung năng lực tích cực vào những công việc chúng tôi hằng đeo đuổi.
Hỏi: Ông lượng định như thế nào về ảnh hưởng của những đánh phá tương tự như trên đối với VT?
Đáp: Cái gì cũng có hai mặt của nó, tiêu cực cũng như tích cực. Ảnh hưởng đầu tiên là những đánh phá làm cho chúng tôi phiền hà không vui. Kẻ địch thù tòan trị việt cộng chắc là không thể nào kém vui, và chúng sẽ tận tình khai thác!
Về mặt tiêu cực, nó làm trò vui cho những thành phần vốn ganh ghét muốn triệt hạ chúng tôi, và thành phần này sẽ không từ bỏ cơ hội để đánh hôi, đâm bị thóc chọc bị gạo, khích tướng để thổi to lên mâu thuẫn gây khó thêm cho VT. Nó cũng giúp cho những thành phần vốn thờ ơ hay nản chí với chuyện đấu tranh có thêm lý cớ để đổ vạ cho VT làm mất niềm tin của mình khiến mình không muốn can dự tới sinh họat chính trị. Đối với hai thành phần trên, VT đã không hề có họ đâu để mà mất thêm đi.
Đối với những người có lòng với đất nước và công cuộc đấu tranh, nhưng chưa biết nhiều về VT, những đánh phá trên có thể làm họ thêm ngần ngại và e dè hơn khi tiếp xúc làm việc với VT. Đây không hẳn là điều hại, vì trong khung cảnh vàng thau, ta và địch lẫn lộn; sự cẩn trọng dè dặt với nhau ban đầu khi giao tiếp là một đức tính đáng khuyến khích vì tin nhau sớm quá dễ thất vọng cay đắng với nhau về sau. Đối với những người này, chúng tôi tự tin với thời gian và bằng hành động cụ thể chứng minh, chúng tôi sẽ chinh phục được niềm tin của họ.
Mặt tích cực, nó là cơ hội thử thách, tôi luyện bản lãnh và phẩm chất đảng viên, giúp đảng viên VT cảm nhận rõ hơn sự bình thường tất nhiên của những dư luận nghịch mình trong xã hội dân chủ để khỏi phải tức tối, muốn triệt hạ khóa mồm người khác như những kẻ có khuynh hướng độc tài. Mặt tích cực khác nữa, là cứ mỗi lần có những đợt đánh phá VT, là chúng tôi lại hân hạnh có thêm những người thật tích cực đến gần mình hơn. Họ là những người nghe chuyện thị phi, đích thân muốn tìm hiểu ngọn ngành, hai phía, bằng cách theo dõi, đến gần cả hai bên, để có thể rút ra những kết luận độc lập, xem phía nào hợp với họ hơn để cùng làm việc. Và thường là chúng tôi có được sự hợp tác nghiêm chỉnh từ những người này.
Hỏi: Ông có lời gì cho bà TKTT lúc này không?
Đáp: Cái duyên hợp giữa chị Thủy và VT đến đây đã hết. Chúng tôi rất mừng khi thấy chị Thủy tự lập được, không cần VT. Tiến trình bảo trợ nào rồi cũng đi đến giai đoạn tự thân, tự trọng, tự lập, tự tồn. Chúng tôi chúc chị gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống trước mặt. Chúc chị luôn chân cứng đá mềm, có đủ thao lược và trong sáng, đủ tâm và tầm để góp phần tích cực hơn và hữu hiệu hơn, trong công cuộc đấu tranh đúng với ước nguyện của chị, và theo cách thích hợp với chị.
Xin cảm ơn ông Đặng Quỳnh/Hoàng Thế Dân đã dành thời giờ cho cuộc trao đổi này.
Nguồn: Mõ làng