Các trang tin lề trái đồng loạt đưa tin về cái chết bất đắc kỳ tử của một nhạc sĩ chống cộng tại Mỹ – Việt Dzũng. Vậy Việt Dzũng là ai?- tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng sinh năm 1958, trong một gia đình của quan chức chế độ Việt Nam cộng hòa. Sau khi đất nước được thống nhất 1975, cả gia đình Dũng đã sang tị nạn tại Mỹ.
Việt Dzũng
Được một vài tờ báo của số người Việt chống cộng hải ngoại ca ngợi là người có khả năng âm nhạc và sáng tác tới 450 bài hát, song có thể nói thứ bài hát mà Dũng sáng tác chẳng thể được gọi là nghệ thuật và càng chẳng phải là bài hát, bởi ngoài những ngôn từ chống cộng, được bịa đặt một cách thô thiển… thì người ta chẳng thấy có chút nghệ thuật hay âm nhạc nào trong những ca từ đó. Dũng thực sự được biết tới do tham gia các hoạt động của đám cờ vàng chống cộng ở nước ngoài, còn trên lĩnh vực nghệ thuật Dũng được biết mặt là nhờ tham gia dẫn chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia tại Mỹ. Được chọn là người dẫn chương trình nhưng tố chất để làm MC của Dũng thật tệ. Lưỡi thì quá dài, chất giọng eo éo, khiến thứ âm thanh phát ra từ giọng nói của Dzũng méo mó, ngọng nghịu lại hơi ngai ngái. Những câu pha trò thì vô duyên, kệch cỡm, phản cảm. Nội dụng bài hát thì toàn giọng điệu hằn học và vì thế nó làm mất đi tính nghệ thuật cũng như giai điệu của bài hát. Đấy là lý do tại sao cùng là dòng nhạc hải ngoại nhưng Trung tâm Asia chẳng thể thu hút được người xem, trong khi đó chương trình của Trung tâm Thúy Nga Paris do Nguyễn Ngọc Ngạn và Cao Kỳ Duyên dẫn chương trình, mặc dù đôi khi cũng xen vào vài ba nội dung chính trị, song lời lẽ không quá cực đoan và dần dần người làm chương trình này cũng hướng tới đối tượng là khán thính giả trong nước với sự hòa hợp dân tộc, vì vậy khách quan mà nói, những chương trình của Thúy Nga Paris đã thể hiện được tính nghệ thuật. Còn với Trung tâm Asia, do Việt Dzũng dẫn chương trình, chất lượng nội dung nghệ thuật kém, lại mang nặng tính hằn thù nên đã bị người dân trong nước tẩy chay, còn cộng đồng hải ngoại thì ngày càng quay lưng. Sở dĩ, chương trình này còn có thể thoi thóp được là nhờ nguồn tài trợ của những tổ chức chống cộng hải ngoại, còn những người yêu nghệ thuật thực sự thì đã ngoảnh mặt tẩy chay và coi đây là một chương trình vô duyên có hạng của cộng đồng Việt ở hải ngoại. Đấy là lý do tại sao, sáng tác tới tận 450 bài hát, song những bài hát ấy chẳng có ma tịt nào thèm hát và lại càng chẳng có người muốn nghe. Bởi đã là nhạc sĩ chân chính họ phải trả lời câu hỏi viết cho ai? và hát cho ai nghe?. Song vì chẳng phải là nghệ sĩ chân chính, chỉ cần viết bài hát với nội dung chống cộng là đã được nhận tiền lại còn được ngợi ca, bê đít vì vậy viết nhiều nhưng chẳng có bài nào ra hồn. Thực tế tình hình quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua càng khiến những cá nhân người Việt lưu vong chống cộng điên cuồng tại Mỹ mất phương hướng và có thể thấy Việt Dzũng cũng đã chết từ lâu trong sáng tác và cái gọi là làm nghệ thuật của mình.
Việt Dũng ra đi, một ngọn nến đã tắt. Song cho dù có sống, thì những việc Việt Dũng làm cũng chẳng khiến ai đáng nhớ, bởi y chỉ đại diện cho một vài cá nhân ích kỷ trong chế độ Sài Gòn cũ, không chịu chấp nhận thực tế thất bại, nuôi ảo vọng lật đổ chế độ cách mạng tại Việt Nam. Tiến hành những hoạt động chống phá điên cuồng, vô vọng…Họ không chịu thừa nhận một thực tế là hầu hết cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại hiện nay đều là những con dân Việt Nam, hướng lòng về Tổ Quốc. Sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Sẵn sàng đóng góp xây dựng quê hương giàu đẹp. Những giọng điệu kỳ thị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của Việt Dũng và một vài cá nhân khác không thể đảo ngược được xu thế tất yếu của thời đại cũng như nguyện vọng thống nhất, đoàn kết và phát triển của cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới.
Nguồn: Loa phường