Trang chủ Loa Phường Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho...

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

201
0

Tổ chức Ân xá Quốc tế – Amnesty International, viết tắt là AI. Với danh nghĩa là tổ chức phi chính phủ, tôn chỉ là bảo vệ quyền con người và giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; đấu tranh xóa bỏ án tử hình, tra tấn và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo…Mục đích thì rất kêu, song xem ra thực chất hoạt động của tổ chức này bị nhiều thế lực thao túng.

          Tháng 3/2013 vừa qua ông Frank Jannuzi, người đứng đầu văn phòng của AI tại Washington, D.C.đã vào làm việc tại Việt Nam. Tại đây theo yêu cầu của AI, chính phủ Việt Nam đã để cho tổ chức này được tự do thực hiện những cuộc tiếp xúc với những đối tượng chống đối đã bị xét xử về các tội danh tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài và cả các chức sắc tôn giáo như Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận TP. HCM.

          Sau chuyến làm việc tại Việt Nam, quan chức AI đã phải thừa nhận “Chính phủ để tôi được rộng rãi trong các chuyến thăm”.

          Thực tế đã cho các quan chức AI thấy tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ có các phạm nhân bị tuyên án do vi phạm các điều luật cụ thể trong Bộ Luật hình sự mà thôi. Ấy vậy mà vừa mới đây, tổ chức Ân xá Quốc tế tại Pháp bày ra cái gọi là “Cuộc vận động nhân quyền 10 ngày đòi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung”. Đáng phê phán là tổ chức này dùng những lời lẽ kẻ cả, ra giọng bề trên, ép Việt Nam phải trả tự do cho tù nhân đang chấp hành án này. Quan chức của tổ chức này không ngượng mồm khi tuyên bố “phân bộ Pháp của Ân xá Quốc tế (Amnesty International France) muốn “cho dư luận nước Pháp thấy chúng tôi cần đáp trả Tiến Trung bằng cách nêu quan điểm và tỏ thái độ vì tự do cho Trung cũng như cho mọi tù nhân lương tâm ở Việt Nam””.

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

Thô bạo hơn tổ chức này còn dùng đèn laze chiếu lên tường tòa nhà Đại sứ Việt Nam tại Pháp đề nghị vô lối yêu cầu thả đối tượng Nguyễn Tiến Trung. Hành động vô văn hóa này chẳng khác gì viết bậy lên tường gia đình khác. Việc làm trên của AI Pháp vi phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam cũng như làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của tổ chức này trong con mắt nhân dân quốc tế.

Vậy AI lấy cớ gì để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và vì sao họ phải ra sức bênh vực một đối tượng vi phạm pháp luật như Nguyễn Tiến Trung? AI nợ nần gì Trung mà phải “đáp trả” Trung???Loa Phường xin cung cấp một vài thông tin để rộng đường dư luận.

Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 tại Thái Bình. Năm 1999-2001 theo học tại trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh; năm 2001vào học tại ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và 2002, Trung sang Pháp du học tại trường Institut National des Science Appliquees (INSA)-Viện nghiên cứu ứng dụng. Và ngã rẽ cuộc đờiTrung bắt đầu từ đây.

Trong thời gian học tập tại Pháp, Trung đã bị một số đối tượng sinh viên có tư tưởng chống cộng tại Pháp tiếp cận, lôi kéo tham gia vào các hoạt động xuyên tạc tình hình chính trị trong nước. Nhanh chóng nhận thấy có thể lợi dụng Trung vào các hoạt động chống phá nhà nước CHXHCNVN, một số đối tượng tại Pháp đã tiếp cận Trung. Tán dương, cổ súy, cung cấp tiền bạc cho đối tượng này tham gia các khóa học và nhồi nhét vào cái đầu còn non nớt về nhận thức của một sinh viên trẻ như Trung hình ảnh một Việt Nam đen tối, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vậy là từ một học sinh ưu tú, được thày cô bạn bè trong nước dày công dạy dỗ, đào tạo, tin tưởng đưa ra nước ngoài đào tạo, Trung đã phản bội thày cô, gia đình, bè bạn và cả quê hương đất nước.

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

   Thủ tướng Canada đón tiếp Nguyễn Tiến Trung

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

Nguyễn tiến Trung và tổng thông Bush tại Texas 2006

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu, ông René Van Der Linden

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

Móc nối với số chống đối – Thích Quảng Độ

Vì sao Ân xá quốc tế Pháp đòi trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

                                   Với Lê Quốc Quân

Trung tham gia các hoạt động viết bài xuyên  tạc tình hình kinh tế, chính trị trong nước. Được các quan thày tâng bốc đến tận mây xanh, bố trí để Trung tiếp xúc với các chính trị gia có cỡ tại một số nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Ca na đa. Cùng với những cuộc gặp gỡ là những hứa hẹn về vật chất và tinh thần, kèm theo việc nhồi sọ những tư tưởng chống cộng. Vòng nguyệt quế và những cái bắt tay với các chính trị gia các nước khiến Trung tưởng mình là đại diện cao nhất cho một quốc thể và rằng trong tương lai Trung sẽ trở thành những ông này, bà nọ khi lật đổ nhà nước CHXHCN Việt Nam và hoạt động này của Trung sẽ rất dễ dàng, bằng phẳng do có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ bên ngoài mà chính các chính trị gia có cỡ của các quốc gia kia đã cam kết, hứa hẹn với Trung. Năm 2006 Trung đã lập ra tổ chức có tên gọi “Tập hợp thanh niên dân chủ”, với chủ trương tập hợp lực lượng thanh niên, cấu kết các lực lượng chống đối trong và ngoài nước âm mưu lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam. Cuối năm 2006, Trung tham gia cái gọi là “Đảng dân chủ Việt Nam” với bí danh Nguyễn Trọng Nghĩa. Do đã được chọn sẵn chỉ sau 6 tháng, Trung được cử vào vị trí “Ủy viên trung ương đảng, Phó ban đối ngoại, Trưởng ban công tác thanh niên” của Đảng dân chủ Việt Nam rồi tiếp tục làm “Phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên. Tháng 7/2006, Trung cùng một số đối tượng phản động lưu vong tại Pháp như Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh (thuộc tổ chức “Văn phòng các hội đoàn chống Việt Nam”) Trần Hồng (người đã lái xe ủi tấn công Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp năm 1996)… triển khai kế hoạch “vận động marathon nối vòng tay lớn”, thu thập chữ ký kêu gọi lật đổ nhà nước Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin tại Pháp trở về nước trở về Việt Nam, Trung chắp nối một số đối tượng trong nước như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức với Nguyễn Sĩ Bình (người được cho là cầm đầu tổ chức “Đảng nhân dân hành động” tại Mỹ và Đảng Dân Chủ Việt Nam) tìm cách công khai hóa hoạt động của tổ chức có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”.

Mặc dù biết rõ những hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung, song xét thấy Trung còn trẻ, nên nhà nước ta đã dùng hình thức giáo dục, thuyết phục để Trung nhận ra những sai lầm của mình. Tháng 3/2008 Trung được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn Gia Định. Không giống như những thanh niên Việt Nam khác, coi việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là nghĩa vụ thiêng liêng vừa là niềm tự hào của mỗi công dân, Nguyễn Tiến Trung mồm thì nhai nhải yêu nước song do không chịu được kỷ luật quân đội, Nguyễn Tiến Trung đã liên tục vi phạm các quy định của quân đội như: tiết lộ bí mật hành quân, chống mệnh lệnh cấp trên, không đọc 10 lời thề, không thực hiện nhiệm vụ phân công. Trung đã bị loại ngũ sau 1 năm.

Với những hành vi tuyên truyền chống nhà nước của mình năm 2009, Nguyễn Tiến Trung đã bị tòa án TP Hồ Chí Minh tuyên án 7 năm tù.

Thấy ngọn cờ chống phá cách mạng mà mình dựng lên tại Việt Nam bị bẻ gãy, các tổ chức chống cộng đã núp danh nhiều tổ chức NGO đòi trả tự do cho đối tượng này.Thậm chí đưa Nguyễn Tiến Trung ra làm con bài để mặc cả trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao. Lo sợ, việc Trung bị bắt các đối tượng khác sẽ nhụt chí nên các thế lực chống cộng cố tình tìm cách thức để “đáp trả” cho những hành động vi phạm pháp luật của Trung. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, nhiều quan chức nước ngoài vẫn tìm cách đến thăm gia đình Trung và can thiệp kêu gọi thả tự do cho đối tượng này.

Thiết nghĩ Việt Nam và Pháp là hai nước có quan hệ hữu nghị lâu đời. Năm 2013 đã được chọn là năm Việt-Pháp để đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Việt Nam luôn tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Song quan hệ bang giao giữa các nước phải được thiết lập dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Vì vậy đề nghị AI và các tổ chức khác hãy tôn trọng nguyên tắc này, không thể để những bất đồng không đáng có làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của nhân dân hai nước.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây