Lân Thắng – một trong những lần cầu viện sự can thiệp từ bên ngoài
Là thành viên trong nhóm đối tượng có nhiều hoạt động chống đối, phản ứng tức tối, hậm hực của Nguyễn Lân Thắng trước việc Quốc hội thông qua Hiến pháp là điều dễ hiểu. Y cay cú tới mức nói năng xằng bậy khi đòi giái tán Quốc Hội. Lý do mà Thắng đưa ra là “Quốc hội này không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tôi nữa nên cá nhân tôi là tôi muốn giải tán Quốc hội này…Tôi đang muốn làm thế nào để có một Quốc hội khác, đại diện cho ý chí của nhân dân.”. Bất bình thường hơn là ngay sau đó Thắng phải thừa nhận với Báo Bắp Cải BBC rằng : “những người phản đổi Hiến pháp mới thông qua chỉ là thiểu số trong một đất nước”.
Thế mà cũng đòi đi làm chính trị. Đúng là loại chập cheng. Đòi giải tán quốc hội chỉ vì đã thông qua hiến pháp không đúng theo ý mình. Không thuận theo ý của một thiểu số. Có lẽ vì sự hằn học đã lấy nốt đi của Lân Thắng chút tỉnh táo còn lại nên cậu chàng không thể nào phân biệt nổi cá nhân và nhân dân. Dường như Thắng và đám đồng đảng của y quên mất rằng, những đòi hỏi của họ đang đi ngược lại nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Vậy Quốc hội mà họ muốn có ở đây là Quốc hội nảo, phải chăng là loại Quốc hội chỉ đại diện cho quyền lợi của riêng Lân Thắng và dăm ba kẻ vong nô như y. Đúng là đồ chập mạch…
Thực tế chứng minh rằng, Hiến pháp được thông qua với số phiếu cao thể hiện sự đồng thuận lớn trong Quốc hội và cử tri cả nước. Những kẻ như Lân Thắng, Tương Lai, Huệ Chi…những kẻ đã đứng về phía đối lập với lợi ích của đông đảo quẩn chúng nhân dân, lẽ tất yếu sẽ không có chỗ trong lịch sử. Và rằng có hậm hực, tức tối, cầu cứu thế lực từ bên ngoài nào, bọn chúng càng tự chứng tỏ, chúng đang cố tình đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của cộng đồng, và rằng chúng chẳng thể đại diện được cho ai ngoài cái bản tính ích kỷ, bần tiện và dơ bẩn của chúng.
Nguồn: Loa phường